Đồng Nai tìm chủ đầu tư cho hai dự án nhà ở gần 3.000 tỷ đồng

Hai dự án nhà ở xã hội tại phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa và xã Lộc An, huyện Long Thành có tổng diện tích khoảng hơn 6 ha.
Hai dự án gần 3.000 tỷ đồng tại Biên Hòa và Long Thành đang tìm chủ - Ảnh 1.

Một góc TP Biên Hòa, Đồng Nai. (Ảnh: Báo Đồng Nai).

Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa có thông báo mời gọi đầu tư đối với hai dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đầu tiên là dự án nhà ở xã hội tại phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa có quy mô 1,41 ha. Khu đất xây dựng dự án là đất do Nhà nước quản lý, cho CTCP Vật tư Nông nghiệp Đồng Nai thuê ngắn hạn, hiện đã hết thời hạn hợp đồng.

Nhà đầu tư thực hiện dự án sẽ được xây dựng công trình cao 20 tầng, mật độ xây dựng, cây xanh, sân bãi khoảng 50%, diện tích xây dựng hơn 7.000 m2, tổng diện tích sàn 141.000 m2, dân số dự kiến 5.000 người. 

Các hạng mục tại dự án được yêu cầu xây dựng gồm có nhà trẻ phục vụ dân cư trong dự án. Tổng mức đầu tư của dự án này là khoảng 1.415 tỷ đồng.

Tiếp đến là dự án nhà ở xã hội tại xã Lộc An, huyện Long Thành có quy mô 5 ha. Quỹ đất thực hiện dự án do CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Mã: D2D) làm chủ đầu tư, hiện nay là đất sạch đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật.

Chủ đầu tư thực hiện dự án sẽ được phép xây công trình cao 10 tầng, mật độ xây dựng không quá 40%; mật độ cây xanh, sân bãi tối thiểu 60%; diện tích xây dựng khoảng 13.500 m2; diện tích sàn xây dựng khoảng 150.000 m2.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư được yêu cầu dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở để cho thuê dài hạn; xây dựng nhà để xe, nhà trẻ, nhà sinh hoạt cộng đồng và khu dịch vụ. 

Quy mô dân số của dự án này dự kiến khoảng 6.000 người. Tổng mức đầu tư dự án là 1.544 tỷ đồng.

Nhà đầu tư đăng ký thực hiện hiện hai dự án này được yêu cầu có vốn pháp định tối thiểu 20 tỷ đồng; vốn chủ hữu không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư dự án và có khả năng huy động vốn tối đa 80% tổng mức đầu tư.

 

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.