Dự án bỏ hoang trên đất vàng: Chung cư có giá 4.000 USD/m2 của Habico Tower bao giờ trở lại?

Từng được chủ đầu tư giới thiệu với mức giá từ 4.000 USD/m2 sàn chung cư, nhưng Habico Tower hiện nay đang bị bỏ hoang - một khung cảnh hoàn toàn trái ngược với sự thay đổi đến chóng mặt của tuyến đường Phạm Văn Đồng.

Toàn cảnh dự án bỏ hoang Habico Tower. (Video: Hồng Phong).


20190709_100316

Tọa lạc tại mặt đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cùng với mức vốn đầu tư "khủng" (khoảng 220 triệu USD), dự án Habico Tower từng được xếp vào diện dự án bất động sản "siêu sang".

20190704_142400

Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Hải Bình (Habico) một đơn vị kinh doanh thiết bị xăng dầu.

20190709_100754_0040

Công trình được xây dựng trên khu đất hơn 4.490m2 tại số 288 Phạm Văn Đồng.

20190704_142454

Tuy nhiên sau nhiều năm triển khai, dự án này bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp gây lãng phí và mất mỹ quan đô thị.

20190704_142619

Theo tờ Tin nhanh Chứng khoán, tháng 5/2011, khi nhà thầu tiến hành căng cáp dự ứng lực tại sàn tầng 9 khối căn hộ thì xảy ra sự cố bê tông sàn bị phá hủy. Ngay sau đó, dự án tạm ngưng thi công để giải quyết. Tháng 8/2011, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành kiểm tra hoạt động xây dựng tại dự án Tòa tháp Habico. Kết quả kiểm tra cho thấy chủ đầu tư và các nhà thầu chưa xuất trình Quyết định phê duyệt tổng dự toán, chứng nhận phù hợp về chất lượng công trình, chưa thực hiện quan trắc lún công trình phần thân, hợp đồng thuê tư vấn giám sát. Đơn vị tư vấn giám sát (Công ty CP tư vấn Toàn Cầu) phân công một số cá nhân làm công tác giám sát không có chứng chỉ hành nghề theo quy định. Từ đó đến nay dự án vẫn án binh bất động và hiện nay nhiều phần bê tông để lâu đã bị mốc đen.

20190704_142502

Theo quan sát, hiện tại, một phần tầng 3 của dự án, một phần tường đã được quây để sử dụng tạm.


20190709_100221

Chỉ có phần kính màu vàng của tòa tháp hình bầu dục phía dự án vẫn giữ được vẻ sáng bóng.

20190709_100211

Cổng của công trường vẫn được mở hàng ngày. Theo quan sát của chúng tôi, công trình hầu như dừng thi công, chỉ còn một số người mặc đòng phục xanh nhạt vẫn ở trong khu vực của công trình để làm công việc bảo vệ.

 

20190709_101400_0046

Do xây dựng dang dở, một số cốt thép chưa được đổ bê tông đã được sơn màu da cam để chống han gỉ.

20190709_115009_0055

20190709_115251_0058

Tuy nhiên, một số cốt thép thì chưa được sơn bảo vệ.

20190709_115323_0060

Tại thời điểm chào bán, mức giá từ 4.000 USD/m2 sàn chung cư của dự án này thực sự gây sốc cho giới BĐS cả nước. Với mức giá này, căn hộ rẻ nhất của tòa tháp có giá 21 tỉ đồng và căn hộ đắt nhất lên tới 85 tỉ đồng.

20190709_115355_0063

Không những vậy, dự án còn hướng đến một kỷ lục trong xây dựng bằng việc hoàn thành một tầng nhà chỉ trong vòng 7 ngày. Tốc độ xây dựng được đẩy nhanh nhưng chất lượng luôn phải là tốt nhất và sẽ hoàn thành trong năm 2011.

20190709_115632_0065

Tuy nhiên, đến nay công trình này vẫn trong tình trạng dở dang.


Theo báo Nhà đầu tư, kết quả kiểm tra ngày 10/5/2011 cho thấy toàn bộ sàn tầng 9, bê tông không đạt chất lượng theo yêu cầu thiết kế, cụ thể chỉ đạt cường độ khoảng 50% so với yêu cầu thiết kế. Nhà thầu chính DOOSAN đã có Công văn chính thức gửi chủ đầu tư xin phá toàn bộ sàn tầng 9 để xây lại.

Ngày 27/5/2011 các bên đã có cuộc họp với Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng). Tại cuộc họp, Cục Giám định đã có kết luận về trách nhiệm chính thuộc về nhà thầu thi công và nhà thầu giám sát và yêu cầu phải kiểm tra lại toàn bộ chất lượng các hạng mục sàn, cột, vách đã thi công từ tầng hầm 4 đến tầng 8.

Ngoài ra, theo kết quả kiểm tra lại các hạng mục đã thi công từ tầng 2 đến tầng 8 theo yêu cầu của Cục Giám định, nhà thầu chính thiết kế DOUL và nhà thầu thiết kế kết cấu CSSE kết luận: Có 37 cột chịu lực chính không đạt chất lượng theo yêu cầu thiết kế, 19/37 cột phải gia cố bản thép và một số sàn không đạt chiều dày theo yêu cầu thiết kế phải gia cố bằng sợi cacbon. Ngoài 37 cột nêu trên, đến ngày 9/8/2011 các bên tiếp tục phát hiện 20 chân cột tại các tầng dưới có chất lượng rất kém.

Trong quá trình phá dỡ cột kém chất lượng tại tầng 8, chủ đầu tư và các bên liên quan phát hiện tại một số cột bê tông chịu lực chính, nhà thầu thi công đã đổ cả "vữa xi măng cát mác rất thấp" dùng để thông vòi bơm bê tông vào giữa cột bê tông chịu lực yêu cầu mác cao. Qua kiểm tra từ tầng 8 xuống tầng 1 đã phát hiện thêm 20 cột (ngoài 37 cột nêu trên) tại vị trí các chân cột có chất lượng bê tông rất kém, nhiều vị trí chỉ là xi măng cát mác rất thấp, không phải là bê tông mác cao như yêu cầu của thiết kế.

Sau khi xảy ra sự cố cộng với một số rắc rối về mặt tài chính, chủ đầu tư Dong Ri Won gần như rút hết về nước, chỉ để lại một đơn vị nhỏ.

Cũng theo nguồn tin của tờ báo này, ngày 29/3/2017, Công ty Cổ phần Hải Bình đã có thay đổi đăng ký kinh doanh và vốn điều lệ của công ty tại thời điểm đó là 100 tỉ đồng.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.