Giá heo hơi tại miền Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng, nhưng tăng chậm và không đồng đều ở mỗi địa phương.
Mức giá nằm trong dải rất rộng, có nơi giá heo chỉ đạt 27.000 đồng/kg – 28.000 đồng/kg như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh,… nhưng cũng có nơi giá lên tới 39.000 đồng/kg – 40.000 đồng/kg như Vĩnh Long và một số huyện ở Đồng Nai.
Giá hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Tây Ninh, Đồng Tháp và Long An lên mức giá 33.000 đồng/kg – 36.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam dự kiến sẽ được thu mua tại chuồng dao động từ 32.000 đồng/kg đến 40.000 đồng/kg.
Xem thêm: Giá heo hơi hôm nay 16/8: Tiếp tục duy trì mức giá 50.000-55.000 đồng/kg ở miền BắcS
Miền Trung và Tây Nguyên cũng sẽ chuyển biến rất tích cực theo thị trường trong những ngày qua. Không còn nhiều địa phương còn ở mức giá thấp từ 32.000 đồng/kg – 33.000 đồng/kg heo hơi như trước.
Hiện tại, mức giá heo đã được cải thiện, nằm trong khoảng 36.000 đồng/kg – 38.000 đồng/kg tại nhiều địa phương.
Quảng Bình, Quảng Trị giá heo hơi sẽ tăng lần lượt từ 2.000 đồng/kg – 3.000 đồng/kg, cùng đạt mức 38.000 đồng/kg. Nghệ An, Thanh Hóa và Bình Thuận vẫn duy trì nằm trong top địa phương giá cao nhất khu vực, giá heo tại đây đạt từ 40.000 đồng/kg – 42.000 đồng/kg.
Dự báo giá heo hơi tại miền Trung phổ biến trong khoảng từ 35.000 đồng/kg đến 42.000 đồng/kg.
Ngày hôm nay, toàn miền Bắc vẫn sẽ giữ được ở mức cao, người chăn nuôi phấn khởi khi có lời sau nhiều ngày tháng vất vả.
Giá có chững lại ở một vài nơi nhưng vẫn có những tỉnh tăng nhẹ để đuổi kịp mức giá trung bình toàn vùng. Hà Nam và Nam Định tăng thêm 1.000 đồng/kg đạt mức giá 45.000 đồng/kg.
Ninh Bình tăng mạnh hơn 2.000 đồng/kg đạt giá 46.000 đồng/kg. Thái Nguyên vẫn giữ giá ở mức 55.000 đồng/kg, trở thành một trong những địa phương có mức giá heo cao nhất cả nước.
Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, giá heo vẫn duy trì từ 50.000 đồng/kg đến 53.000 đồng/kg, một số khu vực đạt mốc 54.000 đồng/kg, tại miền Bắc trung bình nằm trong khoảng từ 43.000 đồng/kg – 55.000 đồng/kg.
Theo Nông Nghiệp Việt Nam, ông Mai Văn Cường, chủ của trại lợn ở xóm 8, xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định dù nuôi lợn giữa vòng vay dịch nhưng đàn lợn của ông vẫn khỏe mạnh.
Khu nuôi lợn của ông Cường nằm tách biệt dân cư, gần bãi tha ma, xung quanh có thêm 3 hộ chăn nuôi.
Giữa tháng 3, dịch tả lợn châu Phi tràn tới xã Xuân Kiên. Ba trại lợn xung quanh nhà ông Cường lần lượt dính bệnh. Trại nhà ông Cường nằm ngoài cùng, bốn gia đình chung một lối đi rộng chừng 2 mét.
Khi đó, trong chuồng của ông Cường có 80 lợn nái, 6 lợn đực và gần 300 lợn thịt. Còn nước còn tát, ông Cường huy động cả gia đình mua vôi, thuốc sát trùng, thuốc muỗi, tỏi, bồ kết… về làm biện pháp an toàn sinh học. "Lúc đó, gia đình tôi mua vôi về rắc trắng xóa đường đi lối lại, cả trong khu vực nuôi. Tôi dùng củ tỏi đốt trong chuồng lợn. Riêng quả bồ kết thì đốt trong chậu có ủ trấu", ông Cường kể.
Ngoài các biện pháp kể trên, ông Cường còn mua thuốc diệt muỗi, phun ngày 1 lần vào buổi tối. Kèm với đó là phun các loại thuốc sát trùng do Chi cục chăn nuôi – thú y tỉnh cấp, cường độ ngày 1 lần. Ông tuyệt đối không cho người lạ ra vào trại. Xe chở cám về đậu từ xa, ông mang xe cải tiến trong trại đã khử trùng ra lấy.
Những ngày vừa qua, khi các trại lợn xung quanh đã sạch bách, đàn lợn của ông Cường vẫn khỏe mạnh, đến kì xuất bán. Giá bán tăng dần theo từng đợt, từ 30.000 đồng/kg nay tăng lên 45.000 đồng/kg. Ông Cường khoe, trong chuồng còn gần 60 con lợn chuẩn bị xuất bán, thương lái trả 45.000 đồng/kg.
Kinh doanh 18:30 | 29/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 28/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 27/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 26/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 23/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 22/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 21/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 20/08/2024