Dự báo giá heo hơi ngày 1/2: Thị trường sẽ tăng giảm trái chiều?

Giá heo hơi hôm nay (31/1) điều chỉnh trái chiều 1.000 đồng/kg ở khu vực phía Nam. Ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu để ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Tuy nhiên, với quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều trở ngại.

Giá heo hơi hôm nay tăng giảm không đồng nhất

Tại miền Bắc, giá heo hơi hôm nay không chứng kiến biến động mới. Hiện tại, mức giao dịch heo hơi thấp nhất là 51.000 đồng/kg, được ghi nhận tại hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Trong khi đó, thương lái tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên và Thái Bình hiện đang cùng thu mua heo hơi ở ngưỡng 53.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại vẫn duy trì giao dịch ổn định ở mức 52.000 đồng/kg.

Khu vực miền Trung, Tây Nguyên chứng kiến giá heo hơi đồng loạt đi ngang. Trong đó, heo hơi tại hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận tiếp tục được thu mua với giá cao nhất là 54.000 đồng/kg. Thấp hơn một giá ở mức 53.000 đồng/kg, tiếp tục được chứng kiến tại các tỉnh Nghệ An và Quảng Nam. Thương lái tại các tỉnh còn lại duy trì thu mua heo hơi với giá trong khoảng 51.000 - 52.000 đồng/kg. 

Giá heo hơi miền Nam biến động trái chiều, mức điều chỉnh 1.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi nhích nhẹ một giá, heo hơi tại Trà Vinh và Bến Tre đang được giao dịch với giá 52.000 đồng/kg, cùng với Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Hậu Giang và Tiền Giang. 52.000 đồng/kg cũng là mức giao dịch được ghi nhận tại tỉnh Sóc Trăng sau khi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. 

Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể biến động nhẹ vào ngày mai do thị trường đang có một số chuyển biến mới. 

 Ảnh minh họa: Thanh Hạ.

‏‏‏Bà Rịa - Vũng Tàu: Gỡ rào cản để ngành chăn nuôi phát triển bền vững

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa, việc đẩy mạnh xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao sẽ tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, bảo đảm an toàn thực phẩm, theo tạp chí Chăn Nuôi Việt Nam. 

Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư gấp 4 - 5 lần so với xây dựng trang trại theo mô hình truyền thống, trong khi việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn gặp nhiều khó khăn nên người chăn nuôi vẫn e dè, chưa mặn mà đầu tư công nghệ cao vào chăn nuôi. Đây cũng là rào cản lớn nhất trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

Ngoài ra, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, chưa có năng lực làm chủ công nghệ tiên tiến cũng là trở ngại trong tiếp cận và ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất. Đồng thời, thị trường tiêu thụ bấp bênh, chưa đa dạng khiến cho ngành chăn nuôi thiếu tính bền vững trong quá trình phát triển.

Ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, để chăn nuôi công nghệ cao có thể bứt phá, cần tháo gỡ rào cản về tiếp cận nguồn vốn, đất đai và tạo ra môi trường sản xuất ổn định, bền vững. Do đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tiếp tục tái cơ cấu ngành chăn nuôi, thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 phù hợp với bối cảnh mới. 

Cụ thể, trong năm 2023 và những năm tiếp theo, ngành chăn nuôi tiếp tục đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng mã định danh cho cơ sở chăn nuôi, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, chế biến sâu để nâng cao giá trị. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút trang trại chăn nuôi có ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ người chăn nuôi chủ động sản xuất con giống cung cấp cho thị trường để giảm chi phí đầu vào cũng sẽ được chú trọng

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới và giá cả thị trường hôm nay.

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Khu đô thị tại Quảng Bình có thể sáng sủa vào 2025, dự án Cồn Tiến còn vướng 1 hộ dân
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.