Dự báo giá heo hơi ngày 13/7: Nhiều nơi sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng trong ngày mai?

Giá heo hơi hôm nay (12/7) tại các tỉnh thành giao dịch quanh mức 48.000 đồng/kg. Việc giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng đã đẩy người nông dân vốn ở trong tình thế khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.

Giá heo hơi hôm nay tăng rải rác trên toàn quốc

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi ngày 14/7

Giá heo hơi tại miền Bắc tiếp tục tăng ở nhiều địa phương trong hôm nay. Theo đó, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Nguyên và Hà Nội tăng 2.000 - 4.000 đồng/kg lên khoảng 66.000 - 68.000 đồng/kg. Sau khi tăng 1.000 đồng/kg, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và Tuyên Quang hiện giao dịch với giá 66.000 đồng/kg. Còn tại Thái Bình, giá thu mua nhích 2.000 đồng/kg lên mốc cao nhất khu vực là 70.000 đồng/kg.

Thị trường heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh thành. Cụ thể, ba địa phương gồm Hà Tĩnh, Bình Thuận và Đắk Lắk thu mua trong khoảng 61.000 - 62.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Mốc giao dịch thấp nhất khu vực là 58.000 đồng/kg, ghi nhận tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Khánh Hòa.

Cùng với đà tăng trên cả nước, miền Nam hiện ghi nhận khoảng giá từ 54.000 đồng/kg đến 63.000 đồng/kg. Trong đó, Tiền Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Đồng Tháp tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, điều chỉnh giao dịch trong khoảng 58.000 - 59.000 đồng/kg. Tương tự, Hậu Giang, An Giang và Trà Vinh tăng 2.000 - 4.000 đồng/kg, thu mua lần lượt với giá 60.000 đồng/kg, 61.000 đồng/kg và 62.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa: Nhã Lam 

Quay cuồng trong cơn "bão giá" thức ăn chăn nuôi, người nuôi bỏ tái đàn

Hai công ty thức ăn chăn nuôi là Kyodo Sojitz và Vina Agri vừa có thông báo sẽ sẽ tăng giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi từ 300 - 400 đồng/kg (tùy loại), theo báo An ninh Thủ đô.

Ngoài hai đơn vị trên, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khác cũng đã gửi thông báo tăng giá đến các đại lý. Như vậy, đây là lần điều chỉnh tăng giá thứ sáu trong năm nay và là lần thứ 17 kể từ năm 2020 đến nay. Hiện, thức ăn chiếm 70 - 80% trong tổng cơ cấu giá thành chăn nuôi.

Trước giá cám tăng cao, nhiều hộ chăn nuôi heo đã tìm cách tự phối trộn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để giảm chi phí sản xuất, nhưng đó chỉ là giải pháp trước mắt và phù hợp với hộ chăn nuôi heo quy mô nhỏ (từ vài chục con heo trở xuống). Do đó, nếu giá cám tiếp tục tăng và giá lợn vẫn ở mức thấp thì nguy cơ rất nhiều hộ chăn nuôi lớn phải giảm đàn để giảm bớt chi phí, hộ nuôi quy mô nhỏ có thể phải "treo chuồng".

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho hay, với đợt tăng giá này, như vậy, bình quân từ đầu năm 2022 đến nay, mỗi tháng có một lần điều chỉnh tăng giá thức ăn chăn nuôi. Trong đó, tháng 1 là tháng chuẩn bị Tết Nguyên đán các doanh nghiệp không tăng giá nhưng tháng 5/2022 các công ty tăng 2 lần.

Theo ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), để giảm gánh nặng cho người chăn nuôi, về lâu dài, cần giải quyết vấn đề nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tránh lệ thuộc vào nhập khẩu như hiện nay; giải pháp trước mắt Cục đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu đối với ngô từ 5% còn 3%, lúa mì từ 3% xuống 0%. 

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới và giá cả thị trường mới nhất hôm nay. 

chọn
Keangnam Landmark 72 sắp đổi chủ?
Tập đoàn AON plc - chủ tòa nhà Landmark 72 và tòa tháp đôi Keangam đang muốn bán toàn bộ cổ phần tại khu phức hợp này với giá hơn 1.000 tỷ won.