Dự báo giá heo hơi ngày 1/7: Ba miền sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng trong ngày mai?

Giá heo hơi hôm nay (30/6) tại các tỉnh thành giao dịch quanh mức 57.000 đồng/kg. Giảm chi phí đầu vào trong sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng cách nguyên liệu sản xuất trong nước là giải pháp được Bộ NN&PTNT đặt ra trong thời gian tới.

Giá heo hơi hôm nay tăng rải rác trên toàn quốc

Tại miền Bắc, giá heo hơi hiện dao động trong khoảng 58.000 - 61.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nam và Vĩnh Phúc tăng nhẹ một giá, hiện thu mua heo hơi chung mức 58.000 đồng/kg. Tương tự, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và TP Hà Nội hiện giao dịch với giá 59.000 đồng/kg, tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Cùng tăng 2.000 đồng/kg còn có Phú Thọ khi giao dịch ở mốc 60.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận đà tăng rải rác tại một số địa phương trong hôm nay. Trong đó, ba tỉnh Thanh Hóa, Lâm Đồng và Nghệ An tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, hiện giao dịch ở mức 57.000 đồng/kg. Tỉnh Quảng Bình tăng 1.000 đồng/kg lên mốc 54.000 đồng/kg. Mốc giá thấp nhất khu vực hiện là 52.000 đồng/kg, ghi nhận tỉnh Bình Định.

Thị trường heo hơi miền Nam tăng từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg trong hôm nay. Trong đó, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, ba tỉnh Bến Tre, Hậu Giang và Bình Phước hiện thu mua heo hơi trong khoảng 56.000 - 57.000 đồng/kg. Bạc Liêu tăng 3.000 đồng/kg, đưa giá heo hơi lên mốc 58.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại trong khu vực không thay đổi giá mới so với hôm qua.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Nâng cao năng lực tự chủ về thức ăn chăn nuôi trong Nông nghiệp

Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về lĩnh vực NN&PTNT, một trong những nội dung lớn được nhiều đại biểu quan tâm, chất vấn là giá cả vật tư nông nghiệp, nhất là giá thức ăn chăn nuôi (TACN) liên tục tăng, gây khó khăn rất lớn cho nông dân. Một số đại biểu nêu vấn đề, nhiều tỉnh, thành của Việt Nam từng có lợi thế trồng cây bắp và một số cây khác là nguyên liệu cho ngành chế biến TACN nhưng chưa được quan tâm phát triển.

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng cho rằng, Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng chưa chủ động được các yếu tố đầu vào quan trọng cho sản xuất nông nghiệp như: giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất TACN, phân bón, vật tư nông nghiệp..., ảnh hưởng lớn tới chi phí sản xuất. Theo đó, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu đến 60% nguyên liệu sản xuất TACN. Năm 2021, đã nhập khẩu 22,3 triệu tấn nguyên liệu TACN.

Thẳng thắn thừa nhận những mặt còn tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ trong chiến lược nâng cao năng lực tự chủ của ngành Nông nghiệp để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, giảm rủi ro về thị trường. Bộ đã tổ chức rất nhiều phiên họp bàn giải pháp.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Việt Nam cần tự chủ dần một số nguyên liệu trong sản xuất TACN, thủy sản, đặc biệt là những nguyên liệu đang phải nhập khẩu với số lượng lớn từ nước ngoài.

Bộ NN&PTNT đã giao cho các đơn vị của Bộ tiếp tục nghiên cứu các mô hình giảm chi phí. Sản xuất nông nghiệp đã có những mô hình nông nghiệp tuần hoàn, phần nào tự sản xuất phân bón, TACN, thuốc sinh học, theo báo Đồng Nai.

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới giá cả thị trường hôm nay.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.