Khu vực miền Bắc chứng kiến giá heo hơi giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Trong đó, Tuyên Quang là địa phương điều chỉnh giá sâu nhất đến 2.000 đồng/kg, xuống còn 67.000 đồng/kg. Đây cũng là giá thu mua của khu vực các tỉnh Lào Cai, Nam Định và Ninh Bình sau khi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. Cùng mức giảm 1.000 đồng/kg, heo hơi tại các địa phương gồm Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Hà Nội được triển khai trong khoảng 68.000 - 69.000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi miền Trung - Tây Nguyên cũng giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá thu mua 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Định sau khi giảm mạnh đến 3.000 đồng/kg. Cùng lúc, thương lái tại khu vực các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Khánh Hòa giao dịch heo hơi quanh mốc 64.000 đồng/kg, giảm khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg, tùy khu vực. Tại Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Lâm Đồng, giá heo hơi lần lượt về mức 65.000 đồng/kg, 66.000 đồng/kg, 67.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg, cùng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg.
Ở khu vực phía Nam, giá heo hơi cũng giảm nhẹ. Cụ thể, khu vực 4 tỉnh Bến Tre, Bình Phước, Cà Mau và Long An cùng điều chỉnh giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg, lần lượt hạ xuống mức 66.000 đồng/kg, 67.000 đồng/kg, 68.000 đồng/kg và 69.000 đồng/kg. Heo hơi tại các tỉnh, thành còn lại được giao dịch ổn định vào đầu phiên sáng nay.
Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể điều chỉnh giảm vào ngày mai do thị trường đang có xu hướng giảm.
Chỉ trong tháng 5/2024, tại Đồng Nai xuất hiện 2 ổ dịch tả heo châu Phi ở huyện Trảng Bom và huyện Vĩnh Cửu, buộc phải tiêu hủy 23 con heo với tổng trọng lượng 880kg… Ảnh hưởng của bệnh dịch cùng với việc người dân “treo chuồng” do thua lỗ đã khiến tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh ước tính giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2023, theo báo Sài Gòn Giải Phóng.
Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đang tăng cường các biện pháp kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật ra/vào tỉnh; rà soát công tác tiêm phòng, thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm tại địa phương, các đầu mối lưu thông và triển khai nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
Trong tháng 5/2024, ngành nông nghiệp đã tiêu độc, khử trùng diện tích 18.790m² cơ sở giết mổ, 2.939 phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tiêm phòng cho gia súc, gia cầm hơn 2,9 triệu liều; chẩn đoán, xét nghiệm dịch bệnh động vật với 9.858 mẫu; kiểm dịch động vật hơn 18 triệu con (tăng 28,8% so với cùng kỳ 2023) và cấp 3 giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, nâng tổng số trang trại được công nhận an toàn dịch bệnh lên 658 trang trại.
Sau thời gian triển khai các mô hình chăn nuôi an toàn, hiện có 27,5% trang trại chăn nuôi tại Đồng Nai sử dụng hệ thống chuồng lạnh, chuồng kín; khoảng 91% trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải (sử dụng hệ thống xử lý chất thải bằng biogas hoặc đệm lót sinh học); 125 trang trại và 7 tổ hợp tác được chứng nhận VietGAP; 1.836 trang trại đăng ký khai báo và được xác nhận thông tin trên phần mềm Te-Food và 1.215 cá nhân, tổ chức đã đăng ký tham gia dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật.
Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới và giá cả thị trường hôm nay.
Kinh doanh 18:30 | 29/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 28/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 27/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 26/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 23/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 22/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 21/08/2024
Kinh doanh 18:30 | 20/08/2024