Dự báo giá heo hơi ngày 29/4: Thịt heo thương phẩm tại Hưng Yên gặp khó

Dự báo giá heo hơi ngày 29/4 tại cả ba miền ít có biến động hơn những ngày đầu tuần. Tại Hưng yên đã có một xã công bố hết dịch, một số xã gần 30 ngày không phát sinh dịch bệnh, tuy nhiên, hoạt động tiêu thụ thịt heo gặp rất nhiều khó khăn, khiến bà con chăn nuôi điêu đứng.

Dự báo giá heo hơi ngày 29/4 trên cả nước 

Tại miền Bắc có xu hướng ổn định

Dự báo giá heo hơi ngày 29/4 tại các tỉnh thuộc miền Bắc nhìn chung đang tương đối ổn đinh. Tại Yên Bái, Lào Cai sẽ là những nơi có giá cao nhất, dao động từ 39.000 đồng/kg đến 41.000 đồng/kg. 

Các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định dự kiến sẽ được thu mua từ 33.000 đồng/kg đến 36.000 đồng/kg. Khu vực Hà Nội dao động quanh mức 35.000 đồng/kg đến 36.000 đồng/kg.

Giá heo hơi toàn miền từ 31.000 đồng/kg đến 41.000 đồng/kg.

Dự báo giá heo hơi ngày 29/4: Thịt heo thương phẩm tại Hưng Yên gặp khó - Ảnh 1.

Thị trường miền Trung lặng sóng

Tại khu vực các tỉnh miền Trung, thị trường heo hơi sẽ dần ổn định sau nhiều ngày biến động. Bắc Trung Bộ là nơi có giá tương đối đồng nhất, đa phần các tỉnh đều nằm trong khoảng 37.000 đồng/kg đến 40.000 đồng/kg.

Vùng Nam Trung bộ có mức độ chênh lệch lớn hơn, trong đó tỉnh Bình Định dự báo sẽ có giá thấp nhất khi được thu mua từ 37.000 đồng/kg đến 38.000 đồng/kg, cao nhất là Bình thuận với mức giá 44.000 đồng/kg đến 45.000 đồng/kg.

Dự báo giá heo hơi  toàn miền nằm trong khoảng 37.000 đồng/kg đến 43.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Nam

Miền Nam trong thời gian tới vẫn là nơi có giá cao nhất cả nước. Trong đó, các tỉnh như Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu sẽ được thu mua từ 45.000 đồng/kg đến 48.000 đồng/kg. Khu vực Đồng Nai dao động từ 42.000 đồng/kg đến 44.000 đồng/kg, toàn miền Nam dao động từ 40.000 đồng/kg đến 48.000 đồng/kg.

Khó đầu ra trong tiêu thụ thịt heo thương phẩm tại Hưng Yên 

Báo Thế giới tiếp thị online đưa tin, ông Đỗ Minh Tuân – Giám đốc Sở NN-PTNT Hưng Yên – cho hay, từ tháng 2/2019, khi tỉnh xảy ra dịch tả heo châu Phi, hoạt động tiêu thụ heo gặp nhiều khó khăn và có thể nói là "đóng băng". 

Với qui mô đàn heo 480.000 heo thịt hiện tại còn tồn lại ước khoảng 20-25 ngàn tấn và 70-80 ngàn con heo giống tập trung ở các trang trại. 

Như vậy, số lượng heo thương phẩm khỏe mạnh đến thời điểm xuất bán còn rất lớn, nhưng tiêu thụ chậm, trong khi tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp nên tạo áp lực rất lớn lên người chăn nuôi.   

 Giá thịt heo cao nhất vào khoảng tháng 10/2018 lên đến 48.000 đồng/kg nhưng khi dịch tả heo châu Phi xảy ra, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh chỉ khoảng 30.000-32.000 đồng/kg. 

Mặc dù công tác truyền thông đã được đẩy mạnh, người tiêu dùng đã quay lại tiêu thụ thịt heo, giá thịt heo hơi trên thị trường đã có dấu hiệu tăng trở lại nhưng chuyển biến chậm.

 Theo ông Nguyễn Văn Thơ – Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên, hoạt động tiêu thụ gần như "đóng băng" do thương lái không mua gom, hoặc mua gom với số lượng không lớn, cùng với vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến vận chuyển heo trong vùng dịch và sức mua của người tiêu dùng trên thị trường sụt giảm.   

 Tuy nhiên, theo ông Thơ, nguyên nhân chính là do việc kết nối giữa khâu sản xuất, chăn nuôi với tiêu thụ chưa chặt chẽ, thiếu tính ổn định, chứa đựng nhiều rủi ro đối với người chăn nuôi. Việc kiểm soát giết mổ chưa đáp ứng được yêu cầu, số cơ sở giết mổ được kiểm soát còn thấp. 

Trên địa bàn tỉnh chưa có doanh nghiệp đầu mối lớn thu gom heo nên việc tiêu thụ vẫn dựa vào các thương lái ở ngoài tỉnh, năng lực, uy tín và tính ổn định chưa cao.   

 Để tháo gỡ cho bà con chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Thơ cho biết, một mặt tiếp tục tập trung cao, triển khai có hiệu quả các giải pháp đồng bộ để khoanh vùng, cách li và dập dịch tả heo châu Phi.  

Đẩy mạnh truyền thông, hướng dẫn người dân tiêu thụ thịt heo an toàn, giúp người dân yên tâm và không quay lưng với thịt heo. 

Cạnh đó, Sở Công thương Hưng Yên cũng tổ chức hoạt động kết nối, tìm đầu mối tiêu thụ, các doanh nghiệp, cơ sở giết mổ tập trung, chế biến thịt heo nhằm khẩn trương tiêu thụ số lượng heo đã đến thời điểm xuất chuồng, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi…

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.