Dự báo giá heo hơi ngày 30/8: Xu hướng giảm có tiếp diễn trong thời gian tới?

Giá heo hơi hôm nay (29/8) giảm rải rác tại một số địa phương thuộc miền miền Nam. Phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đang mang lại nhiều lợi ích cho các chủ trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn.

Giá heo hơi hôm nay chững lại tại nhiều nơi

Giá heo hơi tại miền Bắc ghi nhận không có biến động mới trong hôm nay. Theo đó, nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Thái Nguyên tiếp tục giao dịch trong khoảng 65.000 - 67.000 đồng/kg. Thương lái các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang hiện thu mua heo hơi với giá 68.000 đồng/kg. Hiện tại, Thái Bình và Hưng Yên đang neo ở mốc 70.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. 

Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên hôm nay dao động trong khoảng 63.000 - 70.000 đồng/kg. Trong đó, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa tiếp tục thu mua ổn định trong khoảng 66.000 - 67.000 đồng/kg. Cùng với đó, Đắk Lắk duy trì vị trí xếp cuối với giá 63.000 đồng/kg trong hôm nay. Ninh Thuận và Bình Thuận không ghi nhận thay đổi mới, giao dịch tại mốc 70.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá heo hơi có chiều hướng giảm nhẹ tại một số tỉnh thành trong khu vực. Cùng điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg, hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Nai lần lượt thu mua heo hơi tại mức 64.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg. Trong khi đó, các địa phương còn lại không chứng kiến thay đổi mới, mức giá thấp nhất khu vực hiện đang là 70.000 đồng/kg, có mặt tại hai tỉnh Tây Ninh và Cà Mau.

 Ảnh minh họa: Nhã Lam

Hiệu quả từ phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao

Thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đưa ra các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, nhằm tăng giá trị kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và quan trọng nhất là phát triển chăn nuôi bền vững.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, theo thống kê, trên địa bàn Thành phố đã có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 39 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, theo báo Chính Phủ.

Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có mặt ở hầu hết các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp và tập trung nhiều ở các huyện như: Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng,... 

Hiện có 9 doanh nghiệp chăn nuôi, thủy sản, sơ chế - tiêu thụ nông sản (Jafa, CP, Dabaco, CJ Việt Nam, Minh Long, Công ty Giống gia súc Hà Nội,...) đã tham gia đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Các hợp tác xã cũng đã phát huy được vai trò chủ đạo trong thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất tại cơ sở, số hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là 122 hợp tác xã, trong đó có 3 hợp tác xã chăn nuôi, chiếm 2,5% số hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố. 

Ngoài ra, 100% các sản phẩm chăn nuôi từ các trang trại lớn, quy mô công nghiệp đều có hàm lượng công nghệ cao do các trang trại chăn nuôi heo đều có ứng dụng ít nhất một biện pháp kỹ thuật công nghệ cao hoặc sản phẩm của công nghệ cao trong quá trình chăn nuôi. Hiện giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm trên 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố.

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới và giá cả thị trường mới nhất hôm nay.

chọn
Keangnam Landmark 72 sắp đổi chủ?
Tập đoàn AON plc - chủ tòa nhà Landmark 72 và tòa tháp đôi Keangam đang muốn bán toàn bộ cổ phần tại khu phức hợp này với giá hơn 1.000 tỷ won.