Dự thảo chương trình Ngữ văn mới: 'Nền văn học hơn 10 thế kỉ mà chỉ bắt buộc học 6 tác phẩm là điều khó chấp nhận'

Theo các chuyên gia, chương trình môn Ngữ văn mới cần giảm số lượng tác phẩm văn học tự chọn ở khoảng 25%, tăng số tác phẩm bắt buộc thay vì chỉ có 6 bài.
can giam tac pham tu chon tang so tac pham van hoc bat buoc thay vi chi co 6 bai Từ chuyện sinh viên nước ngoài kiện đại học vì 'bằng vô giá trị': Nhiều trường Việt Nam công bố 'vống' tỷ lệ sinh viên có việc làm?
can giam tac pham tu chon tang so tac pham van hoc bat buoc thay vi chi co 6 bai Đại học có sinh viên tốt nghiệp tạo ra việc làm cho người khác mới là trường chất lượng?
can giam tac pham tu chon tang so tac pham van hoc bat buoc thay vi chi co 6 bai Sợ nhập viện, học sinh Trường Trần Nhân Tông đội mũ cối để chống vữa trần rơi vào đầu
can giam tac pham tu chon tang so tac pham van hoc bat buoc thay vi chi co 6 bai Không học được gì để làm việc, sinh viên nước ngoài kiện trường đại học: 'Giật mình' nhìn về giáo dục Việt Nam

Hôm nay (22/3), tại Hà Nội đã diễn ra chương trình tọa đàm góp ý về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới môn Ngữ văn do Hội đồng Lý luận và Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương tổ chức.

can giam tac pham tu chon tang so tac pham van hoc bat buoc thay vi chi co 6 bai
Toàn cảnh buổi tọa đàm ngày 22/3. Ảnh: Đình Tuệ.

Chỉ có 6 tác phẩm 'cứng' là quá ít

Đó là chia sẻ của Giáo sư (GS) Hà Minh Đức - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học tại buổi tọa đàm. Ông cho rằng, khối lượng kiến thức trong chương trình khá phong phú. Quan niệm “mở” cho nhà giáo và biên soạn được quy định ở việc được tự chọn tác phẩm giảng dạy ngoài 6 tác phẩm cũng cần bổ sung thêm.

Việc lựa chọn và bổ sung này cần được ban soạn thảo lựa chọn kĩ càng, không chỉ lựa chọn về tác giả mà còn cả tác phẩm theo 4 nguyên tắc: Hợp thời đại, hợp bản chất của tác giả, hợp với trình độ học sinh và đội ngũ tác giả cân đối.

can giam tac pham tu chon tang so tac pham van hoc bat buoc thay vi chi co 6 bai
GS Hà Minh Đức - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học. Ảnh: Đình Tuệ.

GS Đức nhấn mạnh, cần quy định phần “cứng” (gồm các tác phẩm bắt buộc) và phần “mềm” (gồm các tác phẩm tự chọn). Trong đó, 6 tác phẩm đưa vào chương trình chính khóa mà ông tạm gọi là phần “cứng”, cần được xê dịch tăng lên nếu thấy hợp lý, không được cố định sẵn chỉ trong 6 tác phẩm, nếu không sẽ bị lệch.

Còn theo PGS.TS Phạm Quang Long (Trường ĐH KHXH& Nhân văn - ĐHQG Hà Nội), về nội dung chương trình, ban soạn thảo chỉ quy định 6 tác phẩm bắt buộc, còn lại là do những người biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo và người dạy có quyền tự chọn theo cách hiểu và sự yêu thích là chưa phù hợp.

“Tôi cho rằng cách lựa chọn nội dung mở nào không phù hợp, thiếu nhất quán bởi tính pháp lệnh không rõ ràng, chuẩn mực nội dung của chương trình chưa được xác định, sẽ gây khó khăn cho công tác giảng dạy, đánh giá, thi cử. Ý định của chương trình là tạo biên độ cho sự sáng tạo nhưng đó là những ý tưởng mang tính logic hình thức hơn là căn cứ thực tiễn", PGS Phạm Quang Long nói.

Cũng theo ông Long, điểm không ổn nhất là những người soạn thảo đã tách phần giáo dục Ngôn ngữ với Văn học thành ra những phần tách bạch mà làm nhòe đi đặc trưng của môn Ngữ văn. Trong đó, phần cảm thụ văn chương, từ rung động thẩm mỹ để khơi dậy những khát vọng hướng tới cái đẹp, cái thiện đến sự hình thành nhân cách qua môn học Ngữ văn hơi bị nhẹ so với những tri thức và những yêu cầu về mặt ngôn ngữ học.

Cần giảm số tác phẩm tự chọn không quá 25%

PGS Phạm Quang Long cũng đề xuất, cần hạn chế số lượng tác phẩm tự chọn ở mức không quá 25%. Các tác phẩm tự chọn này cũng được ban soạn thảo đưa ra và yêu cầu chọn trong số đó. Đồng thời, tăng số lượng tác phẩm bắt buộc lên thay vì chỉ có 6 tác phẩm. Số tác phẩm bắt buộc mà ít hơn tự chọn là thiếu hợp lý.

can giam tac pham tu chon tang so tac pham van hoc bat buoc thay vi chi co 6 bai
GS.TS Đinh Xuân Dũng. Ảnh: Đình Tuệ.

Nêu ý kiến tại tọa đàm, GS.TS Đinh Xuân Dũng (Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) cho rằng, việc lựa chọn văn bản theo bắt buộc hoặc gợi ý là không nên.

“Học văn mà bắt buộc thì mất ý nghĩa. Do đó đề nghị đổi thành phần “cứng” và phần “mềm” cho chương trình. Cả một nền văn học hơn 10 thế kỉ, chưa kể đến văn học dân gian Việt Nam, với hàng vạn tác phẩm văn học hiện nay mà chỉ chọn 6 văn bản bắt buộc đưa vào là điều khó chấp nhận.

Vì vậy, tôi kiến nghị mỗi lớp nên có 5 - 6 văn bản tác phẩm bắt buộc, tức chỉ chiếm 1/4 - 1/5 chương trình văn học của mỗi lớp. Như vậy, sau 12 năm học phổ thông, các em có kiến thức của khoảng 50 - 60 tác phẩm xuất sắc của Văn học Việt Nam. Tỉ lệ này vẫn còn rất khiêm tốn so với các tác phẩm văn học hiện có. Tức là đề xuất tăng phần “cứng” lên cao gấp 10 lần so với dự thảo đưa ra”, GS Dũng cho hay.

Bên cạnh đó, GS Đinh Xuân Dũng cũng cho rằng, dự thảo “mở” quá rộng, với các từ “không bắt buộc”, “tự chọn tác phẩm tương tự”… Hai đối tượng được lựa chọn tác phẩm giảng dạy là giáo viên và tác giả SGK, như thế là rất nguy hiểm vì rất tự do bởi người nào thích gì chọn nấy. Có nghĩa là, hoàn toàn có thể đưa tác phẩm khác vào SGK để giảng dạy theo lựa chọn của giáo viên và tác giả SGK. Vậy quan điểm của dự thảo này, chương trình SGK là cơ sở pháp lý trong dự thảo sẽ không còn vị trí pháp lý thực chất của nó.

can giam tac pham tu chon tang so tac pham van hoc bat buoc thay vi chi co 6 bai Từ chuyện sinh viên nước ngoài kiện đại học vì 'bằng vô giá trị': Nhiều trường Việt Nam công bố 'vống' tỷ lệ sinh viên có việc làm?

Theo GS.TSKH Đặng Ứng Vận, tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành thấp hơn rất nhiều con số mà nhiều trường đại ...

chọn
Chung cư Hà Nội đã cắt sốt
Theo lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc, khi mọi người xếp hàng để mua BĐS thì có nghĩa thị trường đang FOMO. Dự báo 3-6 tháng tới, khi lãi suất điều chỉnh tăng để giải quyết vấn đề tỷ giá, nhu cầu mua trên thị trường sẽ giảm.