Dự trữ cấp đông thịt heo giữa tâm bão dịch tả châu Phi: Doanh nghiệp tư nhân nhấp nhổm kêu khó

Các “ông lớn” trong ngành chăn nuôi đang nhấp nhổm trước chủ trương cấp đông dự trữ thịt heo của Bộ Công Thương, cho rằng do kinh phí cũng như cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ.

"Ở cấp độ nhà nước mới làm được việc dự trữ, cấp đông thịt heo"

Ông Nguyễn Như So – Chủ tịch HĐQT Dabaco, nói: "Tôi cho rằng việc cấp đông dự trữ thịt heo chỉ ở cấp độ nhà nước mới có thể làm được, chứ doanh nghiệp thì không thể, do chi phí đầu tư kho bãi, vận hành quá lớn". 

nguyễn như so

Ông Nguyễn Như So – Chủ tịch HĐQT Dabaco.

Ông So nói thêm nhà nước có thể xây dựng các kho lạnh lớn ở ba miền Bắc - Trung - Nam để tích trữ.Và nếu cấp đông thì chi phí cho mỗi cân thịt thịt sẽ tăng từ 2.500 đồng - 12.000 đồng/kg, tùy thuộc vào thời gian lưu kho, nên rất khó để doanh nghiệp tư nhân làm. 

Ngoài ra, theo Chủ tịch Dabaco, bất lợi là ngay cả khi không có thịt trữ đông, kho lạnh vẫn phải hoạt động, để đảm bảo các thiết bị máy móc hoạt động tốt, trong khi tiền điện hiện nay đang tăng, càng gây tổn thất cho doanh nghiệp.

"Người Việt Nam thường có thói quen và sở thích sử dụng thịt nóng, e dè với thịt đông lạnh, thịt mát. Trong khi đó, nếu không bảo quản tốt, thịt sẽ bị thối, hỏng nên đây cũng là rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi thực hiện dự trữ cấp đông thịt heo", Chủ tịch Dabaco nói thêm.

Cũng chung quan điểm này, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CP Viêt Nam, cho biết: "CP hiện gặp khó khăn trong cơ sở hạ tầng cấp đông. Nếu không muốn thiếu thịt heo cuối năm thì phải cấp trữ hàng triệu con/ngày, trong khi hiện nay dự trữ chưa thể đạt được mức đó. Bản thân CP cũng chưa có hệ thống cấp đông quy mô lớn mà chỉ có thể dự trữ lượng nguyên liệu nhỏ để phục vụ chế biến".

64836396_375137489782458_6699347098480934912_n

Cấp đông thịt heo được cho là giải pháp giảm thiệt hại cho người dân trong cơn bão dịch tả heo châu Phi, nhưng các doanh nghiệp lại kêu khó. (Ảnh: Phúc Huy).

Cấp đông thịt heo là biện pháp cấp bách, làm càng sớm càng tốt 

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, việc thu mua, giết mổ và cấp đông thịt heo thời điểm này là biện pháp cấp bách và hiệu quả nhất, để khi nguồn cung giảm đi sẽ không gây khan hiếm cho thị trường. Việc này triển khai càng sớm càng tốt.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp cũng cho rằng chủ trương này vừa đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi, vừa giúp giảm ngân sách nhà nước trong việc tiêu hủy và bảo vệ môi trường.

Trước đó, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Hoàng Anh Tuấn cũng khẳng định hiện nay, việc thu mua, giết mổ và cấp đông thịt heo là một trong các giải pháp cần thiết để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường dịp cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

64610757_305175830359479_4026273703875575808_n

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khuyên người dân nên chuyển sang các loại thực phẩm như trứng, thịt gà, tôm để giúp cân bằng thị trường trong thời gian sắp tới. (Ảnh: phúc Huy).

Theo báo cáo Bộ trưởng Bộ nông nghiệp, từ đầu tháng 2/2019 đến giữa tháng 6, dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 56 tỉnh, thành phố. Buộc phải tiêu hủy trên 2,5 triệu con heo. 

Tại Đông Nam Bộ, nơi có tổng đàn heo khoảng 3,4 triệu con, hiện dịch đã xảy ra tại 4 tỉnh, thành phố là Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, TP HCM. Số heo bị tiêu hủy lên tới 16.960 con với trọng lượng 909 tấn. Khu vực này chỉ còn hai tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu  và Tây Ninh chưa có dịch.

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đã có 12/13 tỉnh thành phát dịch, chỉ còn duy nhất tỉnh là Bến Tre chưa có dịch xảy ra. 

Khu vực Tây Nguyên cũng chỉ còn duy nhất tỉnh Lâm Đồng chưa có dịch.

Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp dự đoán: "Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh có thể phát triển theo ba hướng đó là dịch bệnh dễ dàng phát tán, lây lan nhanh và lan tỏa đến các địa bàn chưa có dịch, tái phát các ổ dịch cũ qua 30 ngày và dịch bệnh xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung có qui mô lớn. Mức độ thiệt hại sẽ rất lớn không chỉ ở mức trên 7% tổng đàn lợn như hiện nay, thậm chí đến mức độ công bố tình trạng khẩn cấp".  

Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiện Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang rất tích cực nghiên cứu vắc xin phòng dịch và đã có kết quả bước đầu. Học viện đã đưa ra loại vắc xin bước đầu khảo nghiệm và có kết quả khả quan ở phạm vi thí nghiệm. Bộ đang chỉ đạo Học viện tiến hành nhân mở quy mô rộng hơn, nếu kết quả tốt thì có thể chuyển sang giai đoạn hai là tổ chức sản xuất thương mại vắc xin.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.