Triều Tiên đang tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch tả heo Châu Phi

Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 12/6 đưa tin nước này đang tiến hành các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch tả heo châu Phi.

Theo báo Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, các cơ quan chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh khẩn cấp trên phạm vi cả nước như khử trùng các trại chăn nuôi, cấm phân phối các sản phẩm thịt lợn.

Tờ Rodong Sinmun cảnh báo nếu để dịch có tốc độ lây lan nhanh như dịch tả heo châu Phi lan rộng, các trang trại chăn nuôi sẽ phải giết và tiêu hủy gia súc.

Dịch tả heo châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do virus ASFV gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn.

8b928710-04d3-11e9-b0d2-cf4a0f50367e_1320x770_213715

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: SCMP).

Bệnh lây truyền qua các đàn lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh.

Hàn Quốc đã bày tỏ quan ngại khả năng dịch này có thể lây qua biên giới, đồng thời đề nghị trợ giúp Triều Tiên khống chế dịch.

Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn chưa trả lời đề nghị này. Hiện dịch tả lợn châu Phi cũng đang bùng phát ở một số quốc gia châu Á, trong đó có Trung Quốc và Mông Cổ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch tả lợn châu Phi có tác nhân gây bệnh là virus nhưng khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn.

Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.

Link%20-%20NHF-ASF_huddling

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Feedstuffs).

Trước đó, ngày 5/6, Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho biết các trang trại nuôi lợn tại những khu vực giáp Triều Tiên đã dựng các hàng rào và triển khai nhiều biện pháp cần thiết khác nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan sau khi Triều Tiên xác nhận bùng phát dịch bệnh này.

Tháng 5 vừa qua, Triều Tiên đã thông báo với Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) về bệnh tả lợn bùng phát tại một trang trại chăn nuôi ở nước này gần biên giới với Trung Quốc.

Kể từ đó, Hàn Quốc đã xúc tiến các biện pháp ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan sang nước này. Tuy nhiên đến nay Triều Tiên vẫn chưa thông báo riêng với Hàn Quốc về việc bùng phát dịch bệnh này.

Cùng ngày 5/6, tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, kêu gọi người dân nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên không đề cập trực tiếp ổ dịch bùng phát tại miền Bắc nước này.

Virus dịch tả lợn châu Phi là tác nhân gây bệnh sốt lợn ở châu Phi. Virus gây sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong cao ở lợn. (Nguồn: Zulian TV).

CNBC cho biết, sự bùng phát của dịch tả heo Châu Phi cũng đã bùng phát ở các nước châu Á khác, bao gồm Việt Nam, Campuchia cũng như Châu Âu và Châu Phi.

Kể từ cuối năm 2018 cho đến nay, tại Trung Quốc, đã có hơn 3 triệu con heo chết vì dịch tả heo châu Phi, gây nên thiệt hại cực kì to lớn cho nền kinh tế của quốc gia này.

Theo Reuters trích dẫn báo cáo từ truyền thông nhà nước Bắc Kinh hôm thứ sáu vừa qua cho biết, sau hơn hai tháng miệt mài làm việc, nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công hai loại vắc xin có khả năng tăng cường miễn dịch, giúp vô hiệu hóa hiệu quả vi rút dịch tả heo châu Phi.

Giáo sư Xu Zhangrun thuộc Học viện Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, đây thực sự là bước đột phá heo có khả năng "cứu sống" ngành chăn nuôi heo Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.

Manuel Borca - một nhà khoa học hàng đầu tại Trung tâm bệnh động vật đảo Plum ở New York, cho biết Mỹ cũng đang nghiên cứu ba loại vắc-xin dựa trên các chủng tả heo phổ biến nhất ở châu Phi và hiện đang bùng phát tại ở Châu Âu và Châu Á.

Tuy nhiên, hai trong ba loài vắc - xin này đang tiếp tục được nghiên cứu để dành riêng cho lợn đã bị nhiễm bệnh và vắc - xin tiêm phòng cho nhưng chú lợn khoẻ mạnh.

Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, các nhà khoa học cũng đang thử nghiệm 1 loại vắc - xin trên lợn rừng, kết quả ban đầu cho thấy 92% số lợn rừng được tiêm phòng đã miễn nhiễm với một trong 3 chủng tả heo Châu Phi.

Thử nghiệm này được coi là có ý nghĩa rất lớn bởi vì sự di chuyển của lợn rừng mang mầm bệnh đã góp phần vào việc lan truyền dịch tả heo Châu Phi ở khu vực Baltic và Đông Âu.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.