Đưa trẻ đi khám bệnh cúm ở viện: 'Cẩn thận nguy cơ bị lây nhiễm chéo'

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, khi trẻ bị cúm thì cần theo dõi các biểu hiện để có cách xử trí phù hợp trước khi đến bệnh viện.
dua tre di kham benh cum o vien can than nguy co bi lay nhiem cheo Cúm A nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh hiệu quả
dua tre di kham benh cum o vien can than nguy co bi lay nhiem cheo Đừng coi thuốc Tamiflu là 'thần dược' chữa cúm 100%
dua tre di kham benh cum o vien can than nguy co bi lay nhiem cheo Cao điểm mùa cúm: 'Cúm ác tính có thể gây nên tổn thương phổi nhanh chóng'
dua tre di kham benh cum o vien can than nguy co bi lay nhiem cheo Dịch cúm A bùng phát, nguy cơ cho sức khỏe người già và trẻ em

Theo PGS.TS. BS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, cúm là một bệnh đã có từ nhiều thế kỷ nay nhưng thời gian gần đây người dân nói nhiều về cúm, đặc biệt trong thời điểm lạnh giá nên nhiều người cảm thấy hoang mang.

dua tre di kham benh cum o vien can than nguy co bi lay nhiem cheo
PGS.TS. BS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Cúm chỉ có hai loại cúm A và cúm B hay còn gọi là cúm mùa. Chỉ có một số dạng cúm biến thể như cúm A/H5N1, A/H1N1... thì mới gây những bệnh nặng nhưng tỉ lệ không nhiều so với số lượng bệnh nhân bị cúm.

Cúm có thể gây biến chứng nặng đối với các đối tượng đặc biệt như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người đang bị bệnh mãn tính. Còn với người bình thường, cúm không có ảnh hưởng gì quá nghiêm trọng và mọi người cần bình tĩnh, không nên quá sợ hãi.

Mỗi năm virut cúm có biến thể liên tục, nếu tiêm phòng năm nay không có tác dụng phòng cho năm sau. Việc tiêm phòng vắc-xin phòng cúm hàng năm là rất quan trọng. Thực tế, virut cúm mùa không có gì quá nghiêm trọng (trừ các trường hợp đặc biệt kể trên), bố mẹ đừng nên cho các cháu bé vào viện nhiều mà tốn kém, lại có nguy cơ lây nhiễm chéo.

Thay vào đó, trẻ hoàn toàn có thể được chữa khỏi ở nhà . Nếu trẻ sốt cao thì uống thuốc hạ sốt, nếu ho thì uống thuốc trị ho, chảy nước mũi thì dùng thuốc chảy nước mũi, có chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Chú ý giữ ấm cơ thể và vệ sinh cho trẻ thì chỉ sau 2 - 3 ngày (có cháu sau 1 tuần) là sẽ khỏi bệnh cúm.

Bên cạnh đó, BS Dũng cũng khuyến cáo, chỉ khi gặp các trường hợp nặng nghi nhiễm cúm thì bố mẹ hãy làm thủ tục xét nghiệm cúm cho trẻ. Còn nếu chỉ có các biểu hiện như sốt nhẹ, ho mà đi làm xét nghiệm thì vừa tốn kém lại gây quá tải bệnh viện. Nếu xét nghiệm thấy cúm thì người thầy thuốc phải giải thích rõ cho người dân hiểu.

dua tre di kham benh cum o vien can than nguy co bi lay nhiem cheo
(Ảnh: dinhduongbeyeu)

"Người dân đừng vội mua thuốc Tamiflu về uống. Thuốc này chỉ có tác dụng trong 48 giờ đầu. Khi trẻ sốt thì chưa biết chính xác có phải mắc cúm hay bởi vậy không nên tự ý mua thuốc về dùng. Sau khi trẻ mắc cúm 3 - 4 ngày mà mua Tamiflu về dùng thì không còn tác dụng, thậm chí có thể gây nên kháng thuốc", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.

Tamiflu chỉ là thuốc chữa cúm cho những bệnh nhân rất nặng. Bệnh nhân nếu sử dụng thì chỉ nên uống trong 48 giờ đầu kể từ khi bị sốt. Sau 48 giờ thì thuốc này không có tác dụng gì cả. Thời gian qua, một số bác sĩ kê đơn này và người dân cứ "đổ xô" đi mua Tamiflu ở ngoài hiệu thuốc (thậm chí không cần đơn thuốc) khiến cho giá thuốc "nhảy múa" liên tục là điều hoàn toàn không nên.

Các triệu chứng cảm cúm nếu không phải là do virut cúm đó mà do virut khác thì việc dùng Tamiflu không có tác dụng gì cả. Thời tiết lạnh như hiện nay việc mắc cúm là chuyện bình thường. Nếu sau này bị cúm thật mà dùng thì có thể sẽ bị kháng thuốc vừa tốn tiền lại lo lắng.

Ngoài ra, khi đưa trẻ tới bệnh viện thì còn có nguy cơ khiến trẻ bị lấy nhiễm chéo các bệnh khác. Ở nhà bố mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ mà không cần phải kiêng khem quá kĩ lưỡng. Tùy tình trạng ở từng bệnh nhân mà có thể dùng một số liệu pháp, phương pháp đông y để phòng và điều trị bệnh cúm cho người dân.

Trước đó theo tìm hiểu của chúng tôi, ở một số nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội đã đẩy giá thuốc Tamiflu lên nhiều mức giá khác nhau. Giá bán dao động của thuốc này từ 350.000 - 400.000 đồng/viên. Thậm chí, có người còn "găm" sẵn một lượng thuốc này và rao bán trên mạng với giá 500.000 đồng/viên, dù người này chỉ mua với giá 250.000 đồng/viên trước đó ít ngày.

dua tre di kham benh cum o vien can than nguy co bi lay nhiem cheo Đừng coi thuốc Tamiflu là 'thần dược' chữa cúm 100%

Đó là lời khuyên được đưa ra từ các bác sĩ khi những ngày gần đây, nhiều người dân đổ xô đi mua thuốc Tamiflu ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.