Đừng hát 'Happy New Year' mỗi khi xuân về nữa


Với ca từ khá bi quan và ảm đạm, “Happy New Year” xét ở bất cứ góc độ nào cũng không phù hợp để được dùng làm khúc tụng ca chào đón Tết.
 

Không biết từ bao lâu rồi, hễ cứ nghe giai điệu quen thuộc Happy New Year của ABBA phát trên TV là lại biết Tết đến. Nhưng có lẽ rất ít người trong chúng ta biết rằng, bài hát này không hề mang ý chúc tụng một năm mới an lành sung túc, mà ẩn sâu trong ca từ của bài hát là thông điệp khá bi quan và u ám.

dung hat happy new year moi khi xuan ve nua

Happy New Year rất buồn và không hề “chúc mừng năm mới”

“Rượu mừng đã hết, còn pháo hoa cũng tàn. Chỉ còn lại hai ta trong nỗi lạc lõng và u sầu. Bữa tiệc vui đã kết thúc, bình minh sao ảm đạm thế, thật khác với sự huy hoàng của quá khứ”

Có ai nghĩ rằng một bài tụng ca đón chào năm mới lại có thể chán chường và bi quan đến thế?

Nếu không có phần hòa ca:

“Chúc mừng năm mới, cầu chúc một tương lai của tình bằng hữu tươi đẹp đến với mọi người. Chúc mừng năm mới, cầu chúc mọi người năm mới đầy hi vọng và nghị lực vượt qua khó khăn”

Thì có thể nhiều người lại liên tưởng tới ca khúc u ám nhất mọi thời đại “Gloomy Sunday”.

Tuy nhiên, niềm hi vọng vừa nhen nhóm chưa được bao nhiêu lại đột ngột tắt ngấm khi câu hát:

“Nếu chúng ta không tiếp tục cố gắng thì chẳng khác nào chúng ta buông xuôi và chấp nhận cái chết. Cả anh và tôi”

Sự tuyệt vọng và chán nản của bài hát lại tiếp tục trong phần phiên khúc tiếp theo, khi tác giả nhắc đến hình ảnh một thế giới tươi đẹp vươn lên từ đống tro tàn của những bi kịch, nhưng ngay sau đó lại mỉa mai rằng, niềm hi vọng đó cũng hão huyền như cảnh một kẻ lê đôi chân bằng đất sét lạc lối trên con đường còn dài phía trước, trong khi vẫn phải tiếp tục đi và tự dối lòng mình rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Với ca từ khá bi quan và ảm đạm, “Happy New Year” xét ở bất cứ góc độ nào cũng không phù hợp để được dùng làm khúc tụng ca chào đón Tết.

Có lẽ đã đến lúc chúng ta phải chọn một ca khúc khác thay thế “Happy New Year” để chúc mừng năm mới, nếu không muốn năm mới mang đến cho bản thân và bạn bè, người thân nhiều hoài nghi và tuyệt vọng như vậy.

Ở các nước phương Tây, người ta hát bài gì đón năm mới?

Ở các nước nói tiếng Anh, ngoài “Auld Lang Syne” một bài thơ của thi sĩ Scotland Robert Burns sáng tác năm 1788 được phổ nhạc theo một giai điệu dân ca, thì hầu như không có một ca khúc nào đặc biệt để chúc mừng năm mới hay đón xuân cả. Còn đối những nước nói tiếng Tây Ban Nha, “Feliz Navidaz” vẫn là ca khúc thông dụng nhất.

dung hat happy new year moi khi xuan ve nua

Ở các nước nói tiếng Anh, ngoài “Auld Lang Syne” thì hầu như không có một ca khúc nào đặc biệt để chúc mừng năm mới.

Quả thực, các nước phương Tây thiếu hẳn một mảng các ca khúc đón chào mùa xuân về.

Đừng quá ngạc nhiên vì điều này. Thực ra đối với các nước phương Tây, ngày lễ quan trọng nhất trong năm không phải là ngày đầu năm mà là lễ Giáng Sinh khi mọi người trở về đoàn tụ với gia đình.

Nếu lễ Giáng Sinh là dịp đánh dấu mùa lễ hội bắt đầu thì ngày Tết dương lịch được xem là ngày cuối cùng của những ngày ăn chơi thoải mái để trở lại công việc thường nhật. Trong khi đó ngày mồng 1 Tết âm lịch của ta mới là ngày mở đầu cho mùa lễ hội vốn thường kéo dài hết tháng giêng âm lịch (tháng giêng là tháng ăn chơi).

Hơn nữa, Tết âm lịch thường rơi vào giữa tháng 2 hoặc đầu tháng 3 dương lịch, thời điểm mùa xuân bắt đầu đến, thời tiết dần trở nên ấm áp và muôn hoa đua nở. Trong khi Tết dương lịch vẫn còn đang ở trong những ngày cuối đông lạnh lẽo và u ám. Đó là lý do tại sao, các nước phương Tây không có nhạc xuân như chúng ta.

Ca khúc nào sẽ thay thế “Happy New Year” vào mỗi dịp xuân về?

dung hat happy new year moi khi xuan ve nua

Cá nhân người viết bài này có một suy nghĩ, nhạc xuân nhạc tết gần như là một đặc sản văn hóa của người Việt Nam cũng như cái tết cổ truyền của dân tộc vậy.

Chúng ta tự hào có một kho tàng những ca khúc đón xuân đầy ý nghĩa và đặc sắc góp phần làm đẹp nền âm nhạc Việt Nam. Vì vậy, có nhất thiết phải sử dụng Happy New Year hoặc bất cứ một ca khúc nước ngoài nào để làm nhạc hiệu chào đón xuân về trên đất nước Việt Nam hay không?

Nếu tính từ ngày làng tân nhạc Việt Nam được thành lập từ những năm 30 của thế kỷ trước, số lượng ca khúc mừng Tết mừng xuân bằng tiếng Việt phải lên đến hàng trăm bài và mỗi năm trong không khí nhộn nhịp đón Tết của đường phố, bên cạnh những ca khúc đã quá quen thuộc với người yêu nhạc, tôi vẫn nghe có những ca khúc chúc mừng năm mới hoàn toàn mới lạ.

Tuy nhiên, thực tâm mà nói, những bài nhạc xuân sau này không gây được nhiều ấn tượng cho thính giả yêu nhạc như những bài vốn đã ăn sâu vào tâm trí của người Việt.

Trở lại với câu hỏi, bài hát nào có thể thay thế Happy New Year để trở thành ‘xuân ca’ chính thức ở nước ta, tôi xin mạo muội giới thiệu một số tuyệt tác xuân để mọi người lựa chọn.

Đầu tiên có thể kể đến ca khúc duy nhất của nhạc sĩ trẻ gốc Hoa bạc mệnh La Hối “Xuân và tuổi trẻ” được sáng tác năm 1944, chỉ một năm trước khi ông hi sinh.

Bài hát được viết trên nền nhịp ¾ của điệu luân vũ (valse) đầy cuốn hút, bày tỏ niềm hân hoan chào đón mùa xuân. Đặc biệt là với phần tiết tấu nhanh dần và liên tục ở phần cuối bài như thử thách cách xử lý làn hơi của người hát.

Một điều thú vị nữa của bài hát này là lời gốc của ca khúc vốn được Diệp Truyền Hoa sáng tác bằng tiếng Hoa, còn lời Việt mà chúng ta biết đến ngày nay là do nhà văn/nhà thơ Thế Lữ sáng tác sau khi La Hối hi sinh.

dung hat happy new year moi khi xuan ve nua

Một khúc luân vũ nữa cũng ý nghĩa không kém là “Mùa xuân đầu tiên” của cố nhạc sĩ Văn Cao, cha đẻ “Tiến quân ca” hùng tráng.

dung hat happy new year moi khi xuan ve nua

Được viết năm 1976, một năm sau ngày hai miền Nam Bắc thống nhất và cũng là ca khúc đầu tiên Văn Cao sáng tác lại sau 20 năm. Ca từ của bài hát mang đến một thông điệp hết sức nhân văn sau bao nhiêu năm chiến tranh khói lửa:

Từ đây người biết quê người

Từ đây người biết thương người

Từ đây người biết yêu người

dung hat happy new year moi khi xuan ve nua

Cuối cùng, một ca khúc nữa hoàn toàn xứng đáng được hát vang trong không khí tưng bừng của những ngày tết dân tộc là bài “Ly rượu mừng” của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác năm 1952.

Trước năm 1975, ca khúc này là một bài không thể thiếu mỗi dịp xuân về ở miền Nam. Với ca từ đẹp giản dị đậm đà bản sắc dân tộc, người nhạc sĩ tài hoa nâng chén rượu đầu xuân chúc

“Người nông phu vui lúa thơm hơi,

Người thương gia lợi tức,

Người công nhân ấm no thoát ly đời gian lao nghèo khó.”

Ông chúc cho “đôi uyên ương xây tổ ấm trên cành yêu thương” và người nghệ sĩ với “tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới”.

Ông cũng không quên chúc tới những người chiến sĩ đang đón xuân nơi miền biên cương một mùa xuân an lành và người mẹ già “từ lâu mong con, mắt vươn lệ nhòa” sớm “rước con về hòa nỗi yêu thương”.

Quả thật, không có gì thích hợp hơn khi người Việt trên khắp mọi miền đất nước ngày đầu xuân cùng nâng chén rượu và hát vang ca khúc “Ly rượu mừng” để cùng chúc cho “non sông hòa bình… quê hương yên vui” để “ước mơ hạnh phúc nơi nơi”.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.