Dùng máy móc, công nghệ dạy con thay cha mẹ - nên hay không?

Để não con người có thể phát triển đầy đủ, nó cần những kích thích cụ thể về mặt môi trường và xã hội xung quanh - những thứ mà máy móc không thể làm được.
dung may moc cong nghe day con thay cha me nen hay khong Thời lượng xem ti vi, máy tính bảng hợp lý cho trẻ

Những tác hại khi cho trẻ tiếp xúc với máy móc, công nghệ

Có rất nhiều nghiên cứu về não bộ và phát triển của trẻ đã chỉ ra mối liên hệ tiêu cực giữa việc tiếp xúc với máy móc công nghệ lên trẻ nhỏ, đặc biệt thể hiện rõ qua độ tuổi của trẻ.

Một trong những lý do chính mà Nhi khoa Hoa Kỳ năm 1999 từng khuyến cáo cần tuyệt đối không dùng các phương tiện truyền thông đối với trẻ dưới 2 tuổi (hiện đã được "hạ" xuống 18 tháng) và hạn chế thời gian sử dụng máy với trẻ dưới 6 tuổi chính là bởi những tác hại đã được chỉ ra thông qua nhiều nghiên cứu về tâm lý, não bộ và ngôn ngữ, trong đó có thể kể đến:

- Tâm lý: dẫn tới chứng khó tập trung, giảm sự chú ý, cảm nhận thái độ của người khác và giao tiếp với họ (điều sau này dẫn đến tình trạng bị bắt nạt hoặc bạn bè tẩy chay khi trẻ tầm 10 tuổi)

- Não bộ: trong khoảng thời gian từ khi ra đời tới năm 3 tuổi, não của trẻ phát triển rất nhanh và cực kỳ nhạy cảm với các yếu tố tác động đến từ môi trường xung quanh, và sự phát triển của não thời kỳ này đóng vai trò nền tảng, định hình cho mọi phát triển của não trong suốt cuộc đời.

dung may moc cong nghe day con thay cha me nen hay khong
Nhi khoa Hoa Kỳ năm 1999 từng khuyến cáo cần tuyệt đối không dùng các phương tiện truyền thông đối với trẻ dưới 2 tuổi (hiện đã được "hạ" xuống 18 tháng). (Ảnh: Science News)

Để não con người có thể phát triển đầy đủ, nó cần những kích thích cụ thể về mặt môi trường và xã hội xung quanh - những thứ mà máy móc không thể làm được. Theo quy luật phát triển, những tế bào được kết nối là những tế bào sẽ tiếp tục lớn, trong khi những tế bào không được sử dụng sẽ lụi dần và biến mất. Điều đặc biệt là não "sẵn sàng" tiếp nhận các kích thích đến từ môi trường theo một thứ tự nhất định trong giai đoạn này, trong đó, sự hình thành của các mấu nối tế bào thần kinh này sẽ dẫn tới sự phát triển của những mấu khác ở giai đoạn kế tiếp, và điều này được cụ thể hoá ở bảng miêu tả các giai đoạn phát triển của trẻ.

Những yếu tố tạo nên sự bùng nổ của các khớp thần kinh trong giai đoạn nhũ nhi đến từ việc được bồng bế, giao tiếp bằng mắt, và được nghe người lớn nói chuyện với mình; ngược lại, sự thiếu hụt những kích thích từ môi trường ở giai đoạn này sẽ dẫn tới những yếu kém suốt đời liên quan tới các năng lực tư duy.

Một vài ví dụ liên quan tới việc này là một thí nghiệm được coi là kinh điển của Hubel and Wiesel (1979) trong đó họ bịt một bên mắt của mèo con trong giai đoạn nhỏ, về sau khi bỏ miếng che mắt ra, đôi mắt tuy sinh ra bình thường nhưng đến lúc đó hoàn toàn không thể nhìn được do sự thay đổi cấu trúc trong não; hoặc một nghiên cứu khác ở người năm 1993 chỉ ra rằng những người sinh ra bị điếc thì dù cơ quan phát âm có thể bình thường nhưng họ sẽ dần phát triển thành câm luôn.

dung may moc cong nghe day con thay cha me nen hay khong
Để não con người có thể phát triển đầy đủ, nó cần những kích thích cụ thể về mặt môi trường và xã hội xung quanh - những thứ mà máy móc không thể làm được. (Ảnh: Digital Trends)

Việc sử dụng máy tính hoặc màn hình cảm ứng dẫn đến kích thích từ môi trường mạnh nhất dưới hình thức cử động của các ngón tay, hoặc cử động mắt với theo những tín hiệu thay đổi thị giác không phải lúc nào cũng có liên quan tới cái em bé đã hiểu về thế giới xung quanh bé. Đây chính xác là những thứ kích thích mà não không cần.

- Việc phát triển ngôn ngữ nói chung: trong nghiên cứu về ngôn ngữ, có một số trường hợp mà đứa trẻ ở giai đoạn nhỏ vì lý do này hay lý do khác, thiếu sự giao tiếp với người thực khiến cho những người đó về sau không thể nào nghe/nói một cách bình thường được.

Ví dụ như trường hợp của Danielle Crockett - một cô bé bị bỏ rơi, chỉ được cho ăn uống, đến năm 7 tuổi vẫn không biết nói, hay Genie, một em bé bị đánh đập và ngược đãi suốt 12 năm, và đó là lý do khiến ngôn ngữ của em không phát triển mà thậm chí khả năng nhận thức cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cụ thể hơn, một nghiên cứu khác sau khi theo dõi hoạt động giao tiếp của trẻ từ 2 tháng - 4 tuổi với cha mẹ liên tục từ 12-16 tiếng đã chỉ ra rằng cứ thêm mỗi một tiếng tiếp xúc với truyền hình sẽ khiến trẻ bị thiệt đi cơ hội nghe được thêm trung bình 770 từ từ cha mẹ, điều này dẫn tới lượng thời gian nói của trẻ giảm xuống, cũng như độ dài của câu bị rút ngắn lại.

dung may moc cong nghe day con thay cha me nen hay khong
Cứ thêm mỗi một tiếng tiếp xúc với truyền hình sẽ khiến trẻ bị thiệt đi cơ hội nghe được thêm trung bình 770 từ từ cha mẹ (Ảnh: National Bookstore)

Ngoài những lý do đã được chứng minh bằng rất nhiều nghiên cứu trong suốt nhiều năm, gần đây người ta còn phát hiện ra việc nhìn và tương tác với màn hình nhiều, cụ thể là chơi trò chơi điện tử trên máy tính, khiến não giải phóng ra một chất gọi là dopamine. Chất này thường xuất hiện khi người ta tiếp xúc với những chất gây nghiện như ma tuý, thuốc lá, nghiện đồ ngọt hoặc... tình dục, và đó là lý do mà vì sao trẻ rất mê mải với những thứ liên quan tới TV, máy tính và máy tính bảng.

Đấy là chưa kể rất nhiều những tác hại thứ cấp khác như là việc dành quá nhiều thời gian với máy móc sẽ làm giảm thời gian chơi tự do của trẻ, một thứ vốn được Nhi Khoa Hoa Kỳ nhận định là thiết yếu cho sự phát triển toàn diện (nhận thức, thể chất, xã hội và tình cảm) của trẻ.

Có tồn tại sự khác biệt giữa nội dung thông tin mà trẻ tiếp cận với những ảnh hưởng trên hay không?

Nói cách khác, rất nhiều nghiên cứu và bài báo thể hiện quan điểm ủng hộ việc cho trẻ tiếp xúc sớm với máy móc điện tử thường viện lý do rằng không thể đánh đồng tất cả mà phải có sự phân biệt rạch ròi giữa những nội dung mang tính giáo dục và những nội dung không có mục đích đó, cũng như công nghệ hoàn toàn có khả năng giúp phát triển ngôn ngữ.

dung may moc cong nghe day con thay cha me nen hay khong
Nhà cung cấp dịch vụ phải có hướng dẫn tỉ mỉ cụ thể để tránh việc sử dụng chúng sai cách sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của não bộ. (Ảnh: The Asian Parent)

Tuy nhiên, những nghiên cứu đó hầu hết đều chỉ ra những tác dụng nhỏ lẻ, và ngay trong khuyến nghị của National Association of Education of Young Children kết hợp cùng Fred Rogers Center for Early Learning and Children's Media với nội dung nhấn mạnh vào "công nghệ và truyền thông trực tuyến là công cụ hỗ trợ cho trẻ từ khi ra đời tới năm 8 tuổi" cũng rất thận trọng khuyến nghị về việc sử dụng những công cụ này cho trẻ nhỏ, trong đó đề xuất nhà cung cấp dịch vụ phải có hướng dẫn tỉ mỉ cụ thể để tránh việc sử dụng chúng sai cách sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của não bộ.

Ngay cùng một việc là đọc sách cho con, theo một nghiên cứu năm 2010, nếu cha mẹ đọc thì phần não bộ phụ trách hoạt động cảm xúc và problem-solving (giải quyết vấn đề) sẽ sáng lên; tuy nhiên hiện tượng này không xảy ra nếu để trẻ ngồi nghe máy đọc. Vì vậy, họ khuyến nghị rằng để hoạt động này diễn ra hiệu quả, tốt nhất là cha mẹ ngồi cạnh con, dừng trò chơi hoặc video lại và trao đổi thông tin hoặc chỉ dẫn con, chứ không để con tự ngồi một mình với cái máy suốt buổi.

Chưa kể, việc rà soát chất lượng của một chương trình tự quảng cáo rằng nó phù hợp cho trẻ nhỏ ở lứa tuổi đó cũng phải được tiến hành kỹ lưỡng. Lấy ví dụ điển hình là chương trình Sesame Street, Brainy Baby hay Baby Einstein được quảng cáo là giúp phát triển trí thông minh của trẻ nhưng trên thực tế lại gây hại nhiều hơn.

Một số nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra rằng: cứ mỗi giờ tiếp xúc với chúng thì lượng từ vựng của trẻ sẽ ít hơn 6-8 từ so với trẻ bình thường (ít hơn 10% trên bảng đánh giá), thậm chí còn làm chậm quá trình phát triển ngôn ngữ. Theo nhà khoa học Christakis, việc tiếp xúc trực tiếp với người bản ngữ cũng giúp trẻ học nhanh hơn rất nhiều so với việc ngồi nghe cùng cái người đó qua video.

dung may moc cong nghe day con thay cha me nen hay khong
Ngay cùng một việc là đọc sách cho con, nếu cha mẹ đọc thì phần não bộ phụ trách hoạt động cảm xúc và problem-solving (giải quyết vấn đề) sẽ sáng lên. (Ảnh: Children's Health)

Chính vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng đối với những chương trình được coi là có tính giáo dục là nó phải đảm bảo tôn trọng tối đa thứ tự phát triển tự nhiên của trẻ theo mỗi giai đoạn, cũng như cách tiếp cận thực sự tác động được tới cái nó tự nhận là sẽ tác động - nếu không sẽ thực sự có hại cho quá trình tự nhiên. Vì vậy, có rất nhiều tài liệu sẵn có liên quan tới vấn đề này nhằm hỗ trợ quá trình thiết kế, cũng như các hướng dẫn cụ thể cho quá trình sử dụng bởi việc này cần thận trọng tối đa!

Nghiên cứu về sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ nhũ nhi sử dụng media (từ tháng 11/2005 tới tháng 1/2008)

Nghiên cứu này tiến hành trên 259 cặp mẹ con từ lúc các bé 6-14 tháng tại một bệnh viện công, với đặc điểm những người mẹ này có vị trí kinh tế xã hội thấp. Trong 259 cặp này, có đến 96.1% cho con tiếp xúc với media từ lúc 6 tháng tuổi.

Giả định của nhóm tác giả là tổng thời gian tiếp xúc của trẻ nhũ nhi với media sẽ ngược với các thông số phát triển (sử dụng thang đo Bayly cho nhũ nhi và nhi đồng và thang đo phát triển ngôn ngữ bậc mầm non PLS-4); và mối quan hệ này sẽ dao động phụ thuộc vào nội dung tiếp xúc, với mức ảnh hưởng tiêu cực cao nhất sẽ tương ứng với những chương trình không mang nội dung giáo dục.

Phần nội dung tiếp xúc này sau khi thu thập từ những người mẹ được chia làm 3 dạng chính: những chương trình mang tính giáo dục (bao gồm cả chương trình cho trẻ trên 2 và những DVD dành cho nhũ nhi như Brainy Baby và Baby Einstein); những chương trình cho trẻ nhưng không mang tính giáo dục (bao gồm cả những phim hoạt hình như Sponge Bob Square Pants với tính chất không có hoặc rất ít yếu tố bạo lực); và những chương trình cho trẻ lớn hơn, phù hợp với lứa tuổi đi học dựa trên những tiêu chí liên quan tới bạo lực và những vấn đề tương tự mà trẻ em ở tuổi này hiểu được. Còn một dạng nữa là Unknown do không đủ thông tin.

dung may moc cong nghe day con thay cha me nen hay khong
Tổng số thời gian tiếp xúc với media thực sự dự đoán trước khả năng phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ khi 14 tháng tuổi. (Ảnh: Sonialimphotography)

Kết quả:

- Tổng số thời gian tiếp xúc với media thực sự dự đoán trước khả năng phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ khi 14 tháng tuổi. Nhất là những trẻ có thời gian tiếp xúc trung bình 60 phút hàng ngày có mức độ phát triển thấp hơn 1/3 ở cả hai bình diện so với những em bé không tiếp xúc với media.

- Những em bé tiếp xúc với nội dung cho trẻ lớn cũng có kết quả phát triển thất bại ở giai đoạn 14 tháng tuổi. Với hai nội dung kia thì kết quả không rõ ràng.

Khi kết hợp cả hai kết quả với nhau, hoàn toàn có cơ sở trợ đắc cho khuyến nghị không cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với media của Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ.

Đặt tương quan nghiên cứu này với những nghiên cứu trước ở các nước khác, có thể thấy nó cung cấp một kết quả tương đồng. Một nghiên cứu khác ở Thái trong đó có một case study cho thấy trẻ dưới 12 tuổi tiếp xúc nhiều hơn 2 tiếng với media có xu hướng chậm phát triển ngôn ngữ gấp 6 lần với trẻ bình thường. 3 nghiên cứu khác ở Mỹ cho thấy trước 3 tuổi tiếp xúc với media có ảnh hưởng tới khả năng tư duy khi lên 6 tuổi. Một nghiên cứu khác chỉ rõ sự ảnh hưởng tới vốn từ vựng của trẻ khi 30 tháng tuổi.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.