Hiệp định EVFTA chủ yếu bao gồm các cam kết chung hợp tác, minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật (TBT); không có cam kết nào cụ thể liên quan tới các biện pháp TBT có thể ảnh hưởng tới giày dép ngoại trừ:
Các cam kết về ghi nhãn hàng hóa; Hợp tác trong việc công nhận các quy trình đánh giá sự phù hợp của mỗi Bên; Hậu kiểm; Đối với Việt Nam: cam kết chấp nhận xuất xứ hàng hóa ghi chung “Made in EU” hoặc ghi rõ xuất xứ từng nước trong EU đối với hàng hóa công nghiệp (trong đó có giày dép).
Về cơ bản, khi EVFTA có hiệu lực, EU và Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chủ động trong việc áp dụng các biện pháp TBT đối với hàng nhập khẩu như hiện tại. Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn sẽ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của bên nhập khẩu như trước đây.
Các quy định kĩ thuật chủ yếu đối với giày dép của EU Quy định EC/1907/2006 (REACH) về đăng kí, thông báo, đánh giá và cấp phép hóa chất, liên quan đến sản phẩm dệt may, da giày và phụ kiện; Chỉ thị về gắn nhãn cho hàng da giày (94/11/EC); Qui định EC/1007/2011 về tên xơ dệt và nhãn thành phần xơ dệt; Chỉ thị 94/62/EC về bao bì và chất thải từ bao bì, trong đó qui định nồng độ tối đa kim loại năng thải ra; Chỉ thị về thiết kế thiết bị bảo hộ (89/686/EEC).