Bãi Sau Vũng Tàu sắp được hoàn trả mặt bằng sau nhiều năm bị doanh nghiệp chia nhỏ

Bãi Sau tại TP Vũng Tàu được giao cho Bất động sản VRC đầu tư cơ sở hạ tầng từ năm 1996. Hàng chục năm qua, VRC đã chia nhỏ Bãi Sau cho nhiều doanh nghiệp thứ phát sử dụng sai quy định, không nộp tiền sử dụng đất.

tuyến phố biển quan trọng của TP Vũng Tàu, song trục đường Thùy Vân đang thiếu các không gian chức năng công cộng; cảnh quan, vỉa hè của trục đường cũng chưa tạo được sức hút và chưa thể hiện được nét hiện đại.

Cùng với đó, đã có hiện tượng xâm lấn của thủy triều ven biển dọc tuyến đường đã gây tác động xói mòn, mất ổn định ven bờ, ảnh hưởng mỹ quan bờ biển.

Trước tình trạng này, giai đoạn 2021 - 2025, UBND TP Vũng Tàu đã có kế hoạch chỉnh trang Trục đường Thùy Vân.

Dự kiến, đường sẽ mở rộng và chỉnh trang vỉa hè, cây xanh, cảnh quan toàn tuyến; đầu tư xây dựng khu quảng trường trung tâm kết hợp bãi đỗ xe ngầm và các công trình phụ trợ về an ninh, bảo vệ, cứu hộ biển, ngắm cảnh cùng với hệ thống kỹ thuật phục vụ các hoạt động của khu quảng trường; đầu tư xây dựng hệ thống kè biển cho đoạn còn lại (từ đường La Văn Cầu đến đường Nguyễn An Ninh); đầu tư xây dựng đường đi bộ dọc bờ biển khu vực chân kè...

Đây được đánh giá là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Để thực hiện dự án này, thành phố phải thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tại Bãi Sau (bãi Thùy Vân), nơi hiện đang có nhiều công trình của các doanh nghiệp hiện hữu hàng chục năm nay.

 Một góc bãi tắm Thùy Vân. (Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu).

Nợ hơn 300 tỷ tiền thuê đất 

Bãi tắm Thùy Vân (Bãi Sau) tại TP Vũng Tàu có tổng chiều dài toàn tuyến là 3 km (từ đường Phan Chu Trinh đến hàng rào KDL Paradise) với diện tích hơn 28 ha.  

Vào năm 1996, Nhà nước đã có chủ trương cho Công ty Đầu tư Xây lắp Bà Rịa - Vũng Tàu, nay là CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (mã chứng khoán: VRC) thuê đất, nộp tiền thuê đất để đầu tư cơ sở hạ tầng tại bãi tắm Thùy Vân. 

Tuy nhiên, trên thực tế chủ trương này không được thực hiện, Nhà nước đã sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh để đầu tư cơ sở hạ tầng tại bãi tắm Thùy Vân, tổng giá trị quyết toán trên 122 tỷ đồng.

Sau khi được cấp ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng bãi tắm Thùy Vân, Công ty Xây lắp đã cho nhiều doanh nghiệp thứ phát vào thuê lại mặt bằng để đầu tư du lịch, tuy nhiên các doanh nghiệp này không nộp tiền thuê đất.

Tháng 10/2018, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng và chấp hành quy hoạch xây dựng tại bãi tắm Thùy Vân, TP Vũng Tàu. 

Các doanh nghiệp sử dụng đất tại Bãi Sau gồm CTCP Du lịch Quốc tế Hải Dương (15.342 m2); CTCP Du lịch Quốc tế Vũng Tàu (23.558 m2); CTCP Du lịch và Thương mại DIC (26.345 m2); CTCP Du lịch Nghinh Phong (32.836 m2); CTCP Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (54.171 m2); Công ty TNHH Janhold-OSC (7.618 m2); CTCP Khách sạn Du lịch Tháng Mười (16.536 m2); CTCP Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam (31.773 m2) và CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC (32.836 m2).

Tại kết luận thanh tra 2018, tổng số tiền thuê đất 9 doanh nghiệp phải trả là gần 356 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp đã nộp 46 tỷ đồng, còn nợ gần 310 tỷ đồng. Trước thực trạng đó, Thanh tra tỉnh đã kiến nghị 2 phương án sử dụng đất.

Phương án 1 là giao toàn bộ khu đất cùng cơ sở hạ tầng gắn liền với đất cho Trung tâm Phát triển Quỹ đất quản lý, làm cơ sở cho thuê đất và cơ sở hạ tầng cho các đơn vị thứ phát để tiếp tục hoạt động kinh doanh tại đây. Phương án 2 là ký hợp đồng thuê đất trực tiếp với các đơn vị đang sử dụng đất tại bãi tắm Thùy Vân.

Doanh nghiệp đã đồng thuận trả lại mặt bằng

Đến ngày 13/8/2021, UBND tỉnh đã quyết định thu hồi hơn 28 ha đất của các doanh nghiệp đang sử dụng ở bãi tắm Thùy Vân, giao cho UBND TP Vũng Tàu quản lý, lập phương án sử dụng diện tích đất nói trên, theo Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hồi tháng 2 vừa qua, lãnh đạo TP Vũng Tàu cho biết đã hoàn tất việc đối thoại, kiểm kê, thời gian niêm yết theo quy định đối với việc thu hồi hơn 28 ha đất tại khu vực bãi tắm Thùy Vân. Các doanh nghiệp sẽ nhận tiền đền bù, hỗ trợ và phải bàn giao mặt bằng chậm nhất đến ngày 15/3.

Ngày 20/5, lãnh đạo TP Vũng Tàu đã có văn bản thông báo đến từng doanh nghiệp đề nghị thực hiện bàn giao mặt bằng chậm nhất là ngày 31/5, theo Thanh Niên.

Ngày 1/6, lực lượng chức năng TP Vũng Tàu đã lập đoàn, đến làm việc với các doanh nghiệp, tuy nhiên, các doanh nghiệp không bàn giao mặt bằng theo thông báo trước đó của TP Vũng Tàu.

Mới đây nhất, sáng ngày 24/6, lãnh đạo TP Vũng Tàu đã có buổi đối thoại với các doanh nghiệp đang sử dụng đất tại khu vực Bãi Sau (bãi Thùy Vân) liên quan đến việc trả lại mặt bằng.

Các doanh nghiệp đang sử dụng đất tại Bãi Sau bao gồm CTCP Du lịch Quốc tế Hải Dương, CTCP Du lịch Quốc tế Vũng Tàu, Công ty TNHH Du lịch DIC (DIC-CORP), CTCP Du lịch Nghinh Phong, CTCP Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Vungtau Tourist), CTCP Lạc Việt, Công ty TNHH Janhold-OSC và CTCP Khách sạn Du lịch Tháng Mười.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các doanh nghiệp đều đồng thuận bàn giao lại mặt bằng, tuy nhiên mong muốn được giải quyết thỏa đáng các quyền lợi liên quan. 

Đại diện CTCP Khách sạn Du lịch Tháng Mười cho biết, ngay từ đầu năm 2022, công ty đã gửi văn bản đồng ý bàn giao mặt bằng Bãi Sau. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang có đơn khiếu nại về phương án bồi thường tài sản trên đất, đang chờ giải quyết.

Cụ thể, công ty này có làm thêm một số công trình tạm trên đất, mong muốn được xem xét bồi thường và đã chuẩn bị các giấy tờ pháp lý liên quan để trình cơ quan chức năng ghi nhận, giải quyết thỏa đáng. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay doanh nghiệp không còn kinh doanh nên đề nghị không thực hiện các nghĩa vụ về thuế liên quan.

Về phía CTCP Du lịch Quốc tế Hải Dương và CTCP Du lịch Quốc tế Vũng Tàu, đại diện pháp lý hai công ty này cũng bày tỏ mong muốn được giải quyết quyền lợi thỏa đáng theo đúng quy định.

Lãnh đạo TP Vũng Tàu cũng cho biết, từ ngày 27 - 30/6, UBND TP Vũng Tàu sẽ thành lập Đoàn công tác để đến từng doanh nghiệp làm việc.

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.