Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người chịu mức án cao nhất là bao nhiêu năm tù?

Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu thuộc các trường hợp được mô tả trong Điều 260 Bộ luật Hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tối 2/1, UBND tỉnh Long An tổ chức họp báo thông tin về vụ tai nạn giao thông ở Bến Lức vào 15h chiều trên quốc lộ 1, đoạn qua ngã tư Bình Nhựt, ấp 3, xã Thạch Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An khiến 4 người chết và 18 người bị thương.

Theo đó, Ban ATGT tỉnh Long An đã báo cáo ban đầu, vào khoảng 15h chiều 02/01/2019, xe container biển kiểm soát 62C - 043.48 chạy từ Long An đi TP HCM đến ngã tư Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, Long An đã đâm nhiều phương tiện đang chờ đèn đỏ.

Qua xác minh, tài xế điều khiển xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 62C-043.48, nhãn hiệu Hyundai HD700, sản xuất năm 2015 tại Hàn Quốc tên là Phạm Thành Hiếu (SN 1987), ngụ ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức (Long An).

gay tai nan giao thong dan den chet nguoi chiu muc an cao nhat la bao nhieu nam tu
Hiện trường vụ tai nạn.

Tai nạn giao thông gây hậu quả chết người xử lý ra sao?

Nhiều văn bản hay viết rằng 'vi phạm luật Giao thông mà gây hậu quả nghiêm trọng' thì sẽ bị xử lý nặng hơn. Vậy thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng?

Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự, tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.

Các dấu hiệu của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Chủ thể của tội phạm

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng (theo quy định tại điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Chủ thể của tội tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.

Điểm đặc biệt đối với chủ thể của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là người phạm tội có hành vi phạm tội khi đang tham gia giao thông đường bộ.

Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ”.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ. Ngoài ra, tội phạm này còn có thể xâm phạm đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của người khác.

Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.

Chỉ những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời mới bị coi là phạm tội hình sự.

Đối với những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà không có tính chất nguy hiểm, không gây thiệt hại cho người khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan: Người phạm tội có hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ. Để xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ, phải căn cứ vào các quy định tại Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Hậu quả: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là tội phạm có cấu thành vật chất. Vì vậy, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc đối với tội này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại về tính mạng (làm chết người) hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ (gây thương tích), tài sản của người khác thì không cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trên thực tế, hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người, thiệt hại về tài sản rất nhiều. Hậu quả của tai nạn giao thông là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm đối với người gây tai nạn.

Mối quan hệ nhân quả: Hành vi vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả (tai nạn giao thông) gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác.

Nếu thiệt hại không phải do hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì không cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Các dấu hiệu khách quan khác: Phương tiện giao thông đường bộ; địa điểm (nơi vi phạm là công trình giao thông đường bộ)… Việc xác định các dấu hiệu khách quan này là rất quan trọng, là dấu hiệu để phân biệt giữa tội phạm này với các tội khác.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ thì “Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”. Phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật giao thông đường bộ gồm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ”.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ là lỗi vô ý.

Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về vô ý phạm tội như sau: “Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.

Hình phạt của người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ

Có 4 khung hình phạt đối với những người phạm tội này, tương ứng với 4 khoản (từ khoản 1 đến khoản 4) được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự như sau:

Khung 1: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;

Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;

Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;

Khung 4: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Tùy vào hành vi, hậu quả của tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để xác định mức hình phạt mà tội phạm phải chịu.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

Khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”.

Điểm a, b khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng như sau: “a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù”.

Như vậy, người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

Về trách nhiệm dân sự

Khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Vậy, người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự còn phải bồi thường thiệt hại về dân sự cho người bị thiệt hại. Việc xác định thiệt hại và mức bồi thường được quy định trong Bộ luật Dân sự và Nghị Quyết 03/2006/NQ-HĐTP.

gay tai nan giao thong dan den chet nguoi chiu muc an cao nhat la bao nhieu nam tu Danh tính tài xế container trong vụ tai nạn giao thông ở Bến Lức

Tài xế container gây tai nạn tại Bến Lức, Long An đã ra trình diện cơ quan công an.

gay tai nan giao thong dan den chet nguoi chiu muc an cao nhat la bao nhieu nam tu Tai nạn giao thông ở Bến Lức: Tài xế chưa trình diện cơ quan công an

Trong buổi họp báo về vụ tai nạn giao thông ở Bến Lức vào 15h chiều khiến 22 người thương vong, đại diện tỉnh Long ...

gay tai nan giao thong dan den chet nguoi chiu muc an cao nhat la bao nhieu nam tu Tổng hợp những tai nạn giao thông khi dừng đèn đỏ khủng khiếp trên thế giới

Không chỉ riêng Việt Nam, đối với những quốc gia khác trên thế giới thì tai nạn giao thông khi dừng đèn đỏ cũng là ...

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030
Nam Định được quy hoạch trở thành trung tâm kinh tế, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng. Cùng điểm qua những thông tin nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.