Thịt heo rớt giá: Khâu trung gian đang ‘chặt chém’ ? | |
Giải cứu thị trường thịt heo bằng tăng kích cầu, cấp đông và chế biến |
Các hộ chăn nuôi heo ở Đồng Nai đang bị thua lỗ nặng dẫn đến phá sản và treo chuồng. Ảnh: Xuyến Chi |
Ngày 7/7, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, cho biết sau nhiều tháng “giải cứu”, người chăn nuôi heo trên địa bàn vẫn lỗ nặng bởi giá heo vẫn nằm ở mức thấp kỷ lục.
Theo ông Đoán, giá heo trong suốt 8 tháng qua nằm ở mức thấp kỷ lục nên người chăn nuôi rơi vào tình cảnh lỗ nặng khi cố giữ nuôi bầy heo. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, có khoảng 60 – 70% hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô trại dưới 500 con heo thịt đã phá sản, treo truồng.
Theo người chăn nuôi heo, sau nhiều tháng được “giải cứu”, giá heo ở Đồng Nai chỉ ở mức 23.000-26.000 đồng/kg. Với giá này, khi bán heo hơi trên 100 kg, người chăn nuôi đang chịu lỗ so với giá thành chăn nuôi từ 500.000-700.000 đồng/con. Giá heo giống chỉ giao động mức 200.000 - 300.000 đồng/con và người nuôi không biết bán cho ai dù chịu lỗ khoảng 500.000 đồng/con.
Các hộ chăn nuôi cho rằng chương trình “giải cứu” bị thất bại, các động thái can thiệp chưa đồng bộ. Chương trình mới chỉ giúp người tiêu dùng được hưởng ưu đãi giá thịt rẻ còn người nuôi vẫn lỗ.
Đại diện Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cũng có ý kiến rằng chiến dịch “giải cứu” heo chỉ mới dừng lại ở hỗ trợ người tiêu dùng, chưa giúp người chăn nuôi có lãi, giá bán heo hơi không có gì khởi sắc.
Sau nhiều tháng "giải cứu" heo, tuy nhiên người chăn nuôi vẫn rơi vào tình cảnh thua lỗ nặng. Ảnh: Xuyến Chi |
Ông Nguyễn Văn Thể, ngụ ấp Võ Dõng (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) cho biết, đến nay gia đình ông vẫn duy trì đàn 350 con heo thịt và 40 heo nái. Mỗi ngày, gia đình ông chi gần 16 triệu đồng để mua thức ăn chăn nuôi. “Trước tôi nuôi nhiều nhưng lỗ quá nên phải bán bớt. Đến thời điểm này, gia đình vẫn còn nợ các đại lý cám số tiền hơn 1 tỷ đồng và họ thấy tôi khó có khả năng trả nên buộc trả tiền mặt mỗi khi lấy thức ăn mới”, ông Thể nói.
Ông Thể cũng lo lắng rằng, nếu trong thời gian tới mà giá heo không tang trở lại và gia đình ông hết chỗ vay vốn thì trang trại sẽ phá sản.
Không giống như các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tránh được thua lỗ do tổ chức được chuỗi sản xuất khép kín.
Các doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài tránh được thua lỗ do tổ chức được chuỗi sản xuất khép kín. Ảnh: Xuyến Chi |
Theo ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai cho biết,“Các doanh nghiệp chăn nuôi FDI tổ chức được chuỗi sản xuất khép kín nên dù giá xuống như thế nào họ cũng không lỗ”. Còn ông Nguyễn Kim Đoán nói rằng vừa qua, Chính phủ chỉ đạo giảm đàn từ 4,2 triệu con heo xuống 3 triệu con. Tuy nhiên, chỉ nông dân thực hiện còn doanh nghiệp FDI vẫn không giảm. Các doanh nghiệp này cũng giữ bí mật số lượng heo rồi đẩy heo tồn ra thị trường, gây tình trạng cung vượt cầu nên việc “giải cứu” không thể đi đến thành công. Theo Sở NN-PTNT, trước “giải cứu”, đàn heo của tỉnh trên 2 triệu con và hiện còn khoảng 1,6 triệu con. Liên quan vấn đề “giải cứu” nông sản, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường nói rằng ngành nông nghiệp của tỉnh cần quan tâm đến quy hoạch, xây dựng nền nông nghiệp sạch và sản xuất theo chuỗi.
Kinh doanh 05:00 | 30/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 29/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 28/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 27/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 26/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 25/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 24/08/2024
Kinh doanh 05:00 | 23/08/2024