Giá thịt lợn tăng kỷ lục, ngành nông nghiệp phục hồi mạnh

Sáng ngày 29/06/2018 Tổng cục Thống kê cho biết, tình hình chăn nuôi lợn những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ nhưng từ tháng tư giá thịt lợn đã tăng trở lại, GDP 6 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011.
 

Trong đó ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 3,28%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Riêng chăn nuôi lợn những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ nhưng từ tháng Tư giá thịt lợn đã tăng trở lại.

Tính đến tháng Sáu, đàn trâu cả nước giảm 1% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò tăng 2,2%; đàn gia cầm tăng 5,2%; đàn lợn giảm 3%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm đạt 50,8 nghìn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thịt bò hơi đạt 185,4 nghìn tấn, tăng 2,8%; sản lượng thịt lợn hơi đạt 2,2 triệu tấn, giảm 1%; thịt gia cầm đạt 608,4 nghìn tấn, tăng 6,1%; trứng gia cầm đạt 6,3 tỷ quả, tăng 11,3%; sản lượng sữa tươi đạt 470 nghìn tấn, tăng 8,1%.

Tính đến ngày 27/6/2018 cả nước không còn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

tong cuc thong ke gia thit lon tang ky luc nganh nong nghiep phuc hoi manh
Ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 3,28%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể trong thông cáo báo chí, Tổng cục Thống kê cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước (Quý I tăng 7,45%; quý II tăng 6,79%).

Đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây điều đó khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong việc Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018.

Sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2018 đạt kết quả khá tốt. Thời tiết thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là cây lúa.

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước năm nay đạt 3.102,2 nghìn ha, bằng 99,5% cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương phía Bắc đạt 1.127,6 nghìn ha, bằng 98,5%; các địa phương phía Nam đạt 1.974,6 nghìn ha, bằng 100,1%.

Diện tích lúa đông xuân những năm gần đây có xu hướng thu hẹp dần, chủ yếu do nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng cho mục đích khác.

Theo báo cáo sơ bộ, năng suất lúa đông xuân cả nước ước tính đạt 66,2 tạ/ha, tăng 3,9 tạ/ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 20,5 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn.

Tính đến trung tuần tháng Sáu, các địa phương trên cả nước đã xuống giống được 1.891,1 nghìn ha lúa hè thu, bằng 98,3% cùng kỳ năm trước (vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.528,5 nghìn ha, bằng 98,3%), chủ yếu do ảnh hưởng từ tiến độ gieo trồng và thu hoạch vụ đông xuân năm nay chậm hơn cùng kỳ năm trước.

Đến nay đã có 190,6 nghìn ha lúa hè thu sớm tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thu hoạch, bằng 52,6% cùng kỳ năm 2017.

Đến giữa tháng Sáu, các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được 552,4 nghìn ha ngô, bằng 94,4% cùng kỳ năm trước; 81,1 nghìn ha khoai lang, bằng 88,5%; 32 nghìn ha đậu tương, bằng 85,6%; 144,1 nghìn ha lạc, bằng 96,5%; 722,3 nghìn ha rau, đậu, bằng 103,5%.

Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm tăng so với cùng kỳ năm trước: Chè đạt 472,3 nghìn tấn, tăng 3,7%; điều đạt 255,9 nghìn tấn, tăng 30%; hồ tiêu đạt 263,6 nghìn tấn, tăng 6,5%.

Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá: Nho đạt 15,7 nghìn tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2017; xoài đạt 479,1 nghìn tấn, tăng 6,9%.

Chăn nuôi trâu, bò và gia cầm nhìn chung phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát.

Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,93%, đóng góp 9,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,07%, đóng góp 48,9%, khu vực dịch vụ tăng 6,90%, đóng góp 41,4%.

Ngành thủy sản đạt kết quả khá tốt với mức tăng 6,41%, cũng là mức tăng trưởng cao nhất 8 năm qua đóng góp 0,21 điểm phần trăm.

Tiếp đến là ngành lâm nghiệp tăng 5,12%, cao hơn mức tăng 4,31% của cùng kỳ năm trước nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên đóng góp 0,04 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,15% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,78%; khu vực dịch vụ chiếm 41,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,25% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 15,06%; 32,75%; 41,82%; 10,37%).

Xét về góc độ sử dụng GDP 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,13% so với cùng kỳ năm 2017; tích lũy tài sản tăng 7,06%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,72%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%.

tong cuc thong ke gia thit lon tang ky luc nganh nong nghiep phuc hoi manh Loại cá Mú đỏ cực hiếm, mỗi con có giá cả chỉ vàng

Cùng với tôm Mũ Ni đỏ, Sá Sùng và cua Huỳnh Đế, cá Mú đỏ cũng là loại hải sản thuộc hàng quý hiếm và ...

tong cuc thong ke gia thit lon tang ky luc nganh nong nghiep phuc hoi manh Bất động sản trong 3 tháng đầu năm có số vốn đăng ký mới nhiều nhất tăng 3,56%

Vào sáng nay 29/3/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố tình hình đăng ký doanh nghiệp trong quý I. Trong các ngành ...

tong cuc thong ke gia thit lon tang ky luc nganh nong nghiep phuc hoi manh Ông Nguyễn Bích Lâm: 'Kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào tổng cầu thế giới'

Ba tháng đầu năm nay đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 13,56% (là mức ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.