Giá vàng có thể giảm trong ngắn hạn nhưng vẫn còn nhiều động lực tăng tiếp

Tuyên bố “không vội trả đũa” của Trung Quốc được xem là nguyên nhân chính kéo giá vàng giảm nhưng giá kim loại quý này vẫn có thể tăng lại.
avatar_1567152500371

Tuyên bố "không vội trả đũa" của Trung Quốc được xem là nguyên nhân chính kéo giá vàng giảm nhưng giá kim loại quý này vẫn có thể tăng lại. (Nguồn ảnh: Indian times).

Thị trường đang chờ những diễn biến tiếp theo của tình hình kinh tế chính trị thế giới, mà cụ thể là các cuộc đàm phán được dự định là sẽ diễn ra vào tháng 9 tới giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khoảng thời gian từ giờ tới thời điểm đó, bất ổn là vẫn còn và vàng vẫn là tài sản an toàn được lựa chọn.

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 31/8: Giằng co chờ tín hiệu mới

Mới nhất, chính quyền Trump vừa ban hành văn bản chính thức về việc sẽ áp thuế thêm 5% lên hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1/9 và 15/12 tới đúng như những gì mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố trên các mạng xã hội trước đó.

Trước đó, giá vàng đã trải qua chuỗi tăng giá mạnh lên gần 1.550 USD/ounce khi mà Mỹ và Trung Quốc liên tục leo thang thương chiến với những tuyên bố áp thuế trả đũa lẫn nhau.

Dù vậy, trong 3 ngày qua, giá vàng đã có dấu hiệu hạ nhiệt, khi giảm giá trong 2 phiên ngày 28-29.8.  Một phần nguyên nhân khiến giá vàng giảm là vì Trung Quốc tuyên bố “không vội trả đũa”. 

Cụ thể, ngày 29/8, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố chưa vội trả đũa Mỹ, thay vào đó đề nghị hai bên "bình tĩnh" thảo luận về xung đột thương mại. Điều này đã giúp những nỗi lo về địa chính trị đã giảm đi và khiến nhà đầu tư rút khỏi kênh tài sản an toàn và đầu tư vào các kênh rủi ro như cổ phiếu.

Hiện tại, vàng thế giới giao ngay đang ở mức 1.526 USD/ounce, theo Goldprice.org. Còn tại Việt Nam, giá vàng SJC hiện đang giao dịch ở mức 42,3-42,65 triệu đồng/lượng.

Giá vàng có thể giảm trong ngắn hạn nhưng vẫn còn nhiều động lực tăng tiếp - Ảnh 2.

1. Biểu đồ bên trái cho thấy các ngân hàng trung ương (NHTW) các nước đều đã liên tục mua vào vàng kể từ năm 2010 tới nay.2. Biểu đồ bên phải thể hiện lượng vàng mà các nước nắm giữ, tính theo % dự trữ ngoại hối. Đáng chú ý là các nước như Nga, Trung Quốc Ấn Độ có tỷ lệ vàng nắm giữ so với tổng dự trữ ngoại hối ở mức rất thấp.

Tuy nhiên, việc giá vàng giảm cũng có thể chỉ là tạm thời. Giới phân tích cho rằng vẫn có thể tăng thêm, do lực cầu từ ngân hàng trung ương các nước.

 Cụ thể, ngân hàng ANZ cho rằng nhiều Ngân hàng Trung ương đang muốn gia tăng nắm giữ vàng và xu hướng này có khả tăng tiếp tục trong những năm tới.

Căng thẳng toàn cầu gia tăng, chiến tranh tiền tệ và mong muốn giảm phụ thuộc vào đồng USD đang thúc đẩy các Ngân hàng Trung ương tăng cường mua vàng.

ANZ cũng cho biết thêm, Trung Quốc là quốc gia có nhiều tiềm năng nhất để tăng cường mua vàng trong những năm tới. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nắm giữ gần 1.936 tấn vàng, tương đương với chỉ 3% tổng trữ lượng dự trữ ngoại hối của nước này. Dữ liệu mới nhất của Trung Quốc cho thấy, PBOC tiếp tục tăng dự trữ vàng trong tháng thứ 8 liên tiếp, tính tới tháng 7 vừa qua.

“Mặc dù gần đây vàng đã tăng giá mạnh, chúng tôi tin rằng vàng vẫn có tiềm năng tăng giá thêm nữa. Đây là một tài sản chiến lược cho những ai muốn đa dạng hóa danh mục để giảm rủi ro. Do đó, trong bối cảnh rủi ro kinh tế và địa chính trị tăng cao, chúng tôi cho rằng vàng được hưởng lợi do bản chất tài sản an toàn của kim loại quý này. Ngoài ra, xu hướng nới lỏng tiền tệ cũng ủng hộ vàng tăng giá”, ANZ nhận định.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.