Giá vàng hôm nay 3/4: Vàng SJC giảm hơn 500.000 đồng/lượng trong tuần qua

Tuần qua từ 28/3 - 2/4, giá vàng trong nước tăng giảm liên tục. Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng ghi nhận một tuần đầy biến động trước trước các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga - Ukraine.

Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 4/4

Trong tuần qua, giá vàng trong nước biến động liên tục. Mức điều chỉnh từ 50.000 đồng/lượng đến 300.000 đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 28/3, giá vàng tăng không quá 300.000 đồng/lượng tại một số các cửa hàng kinh doanh trên cả nước.

Vào sáng ngày 29/3, giá vàng vừa đi ngang vừa giảm từ 50.000 đồng/lượng đến 200.000 đồng/lượng. Trong phiên giao dịch ngày 30/3, giá vàng tăng giảm trái chiều không quá 150.000 đồng/lượng.

Vàng miếng SJC quay đầu tăng trở lại không quá 150.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch hôm thứ Năm (31/3). Đến phiên giao dịch ngày 1/4, giá vàng SJC tiếp đà tăng thêm không quá 150.000 đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Bảy (2/4), thị trường tăng giảm trái chiều 50.000 - 100.000 đồng/lượng tại một số cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý trên cả nước.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 68,4 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 69,1 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đi ngang cho cả hai chiều mua và bán.

 Biến động giá vàng SJC trong tuần qua. Đơn vị: 1.000 đồng/lượng. Nguồn: Doji.vn

Giá vàng thế giới trong 7 ngày qua

Giá vàng đã giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (28/3) vì đồng USD mạnh và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao trước các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga - Ukraine. 

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã lên cao nhất kể từ tháng 4/2019 trong ngày 28/3, thúc đẩy bởi những đặt cược vào các đợt tăng lãi suất dồn dập của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để kiểm soát lạm phát. 

Vào hôm 29/3, giá vàng đã giảm hơn 1% xuống đáy một tháng, vì những tín hiệu cho thấy cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine đạt tiến triển mới, theo đó làm giảm nhu cầu đối với kim loại quý. 

Đến ngày 30/3, giá vàng đã tăng gần 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (30/3), được hỗ trợ bởi đồng USD giảm và lo ngại mới về khả năng ngừng bắn giữa Nga và Ukraine. 

Vàng cũng được hỗ trợ bởi tình hình của Nga, dường như được cải thiện vào ngày 29/3, lại đang xấu đi một lần nữa, ông Edward Meir, một nhà phân tích của ED&F Man Capital Markets, cho biết.

Giá vàng tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (31/3) và ghi nhận quý tăng trưởng tốt nhất kể từ giữa năm 2020 nhờ khủng hoảng tại Ukraine và lo ngại lạm phát.  

Trong tháng 3, giá vàng đã tăng khoảng 1,8%. Trong quý I/2022, giá đã tăng hơn 6%. Đây là một sự đảo chiều ngoạn mục đối với kim loại quý sau khi kết thúc năm 2021 với mức giảm 3,7% - năm tồi tệ nhất kể từ 2015. 

Giá vàng đã giảm 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (1/4) sau khi dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Mỹ kéo đồng USD lên cao hơn, đồng thời thúc đẩy đặt cược vào việc Fed sẽ tích cực tăng lãi suất. 

Dữ liệu việc làm, theo đó, thúc đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ và đồng USD tăng cao, khiến vàng kém hấp dẫn hơn đối với người mua ở nước ngoài.

Ông Bart Melek, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại TD Securities, cho biết kỳ vọng tăng lãi suất đang khiến vàng giảm giá, vì điều đó sẽ dẫn đến chi phí cơ hội cao hơn khi nắm giữ tài sản không sinh lời là vàng.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.