Giá xăng dầu hôm nay 19/8: Tiếp đà tăng mạnh hơn 3% trên sàn giao dịch Tokyo

Giá xăng dầu hôm nay 19/8 tiếp tục tăng với mức điều chỉnh trên 3%. Dữ liệu kinh tế tích cực và mức tiêu thụ nhiên liệu mạnh mẽ của Mỹ đã giúp bù đắp cho lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm ở các nước khác có thể làm giảm nhu cầu.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: Giá xăng dầu hôm nay 20/8

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 19/8 tính đến đầu giờ sáng, mức giao dịch đang ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 9/2022): 90,52 USD/thùng - tăng 0,02 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 10/2022): 96,51 USD/thùng - giảm 0,03 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 12/2022): 74.240 JPY/thùng - tăng 2.190 JPY so với giao dịch trước đó

Tiếp đà tăng mạnh hơn 3% trên sàn giao dịch Tokyo. (Ảnh: Lạc Yên)

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h10 ngày 19/8/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

% thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 12/2022

Tokyo

74.240 

3,04

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 10/2022

ICE

96,51

-0,03

USD/thùng

 

Dầu thô 

WTI

Giao tháng 9/2022

Nymex

90,52

0,02

USD/thùng

Theo Reuters, dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực và mức tiêu thụ nhiên liệu mạnh mẽ của Mỹ đã góp phần đẩy giá giá leo dốc trong khoảng 4% trong phiên giao dịch hôm thứ Năm (18/8). Những tin tức “vui” từ Mỹ đã giúp bù đắp cho lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế chậm ở các nước khác có thể làm giảm nhu cầu.

Ông Edward Moya, Nhà phân tích thị trường cấp cao tại Công ty Dữ liệu và Phân tích OANDA, cho biết, giá dầu tăng sau một đợt dữ liệu kinh tế ấn tượng khác của Mỹ. Điều này đã thúc đẩy sự lạc quan về triển vọng nhu cầu dầu thô được cải thiện.

Ngoài ra, ông Moya cũng lưu ý rằng, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ không cho phép đà giảm giá dầu gần đây tiếp tục kéo dài thêm nữa.

Trong tuần trước, số người Mỹ nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp mới đã giảm và dữ liệu của kỳ trước đã được điều chỉnh “tích cực” hơn rất nhiều. Điều này cho thấy điều kiện thị trường lao động vẫn thắt chặt mặc dù đà giảm do lãi suất cao hơn.

Theo ông Haitham Al Ghais, Tổng thư ký mới của OPEC, các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp và đầu tư vào lĩnh vực dầu khí không đủ sẽ là nguyên nhân dẫn đến giá năng lượng tăng cao chứ không phải từ OPEC.

Tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 9, ông Al Ghais nhấn mạnh, OPEC và các đồng minh (OPEC +) có thể cắt giảm hay bổ sung sản lượng nếu thấy cần thiết. “Tất cả phụ thuộc vào cách mọi thứ diễn ra”.

Dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho thấy, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 7,1 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 12/8, so với kỳ vọng đã giảm 275.000 thùng do xuất khẩu đạt kỷ lục 5 triệu thùng/ngày (bpd).

Các lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với xuất khẩu dầu của Nga có thể thắt chặt đáng kể nguồn cung và đẩy giá lên trong những tháng tới.

Tuy nhiên, Nga dự báo sản lượng và xuất khẩu sẽ tăng cho đến cuối năm 2025, theo tài liệu của Bộ Kinh tế do Reuters đưa ra. Tài liệu này cho biết, doanh thu từ xuất khẩu năng lượng sẽ tăng 38% trong năm nay, một phần do sản lượng xuất khẩu dầu cao hơn.

Giá dầu tăng bất chấp khả năng nguồn cung từ Iran tăng và lo ngại rằng nhu cầu có thể giảm nếu Trung Quốc áp đặt thêm các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, cùng với tăng trưởng kinh tế chậm lại khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay  

Chiều 11/8, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

- 904 đồng/lít

23.725 đồng/lít

Xăng RON95-III

- 939 đồng/lít

24.669 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 1.000 đồng/lít

22.908 đồng/lít

Dầu hỏa

- 1.213 đồng/lít

23.320 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

0 đồng/kg

16.540 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 11/8. Như vậy, giá xăng dầu trong nước đã có đợt giảm thứ 5 liên tiếp. Tính từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu đã trải qua 21 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 8 lần giảm.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.