Giá xăng dầu hôm nay 30/1: Biến động hơn 1%, nối dài đà giảm từ cuối tuần trước

Giá xăng dầu hôm nay (30/1) tiếp tục trượt dốc, ghi nhận mức điều chỉnh hơn 1% trên sàn Tokyo. Liên minh châu Âu sẽ cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu của Nga vào đầu tháng tới, trong một động thái nhằm trừng phạt thêm Nga vì xâm lược Ukraine.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: Giá xăng dầu hôm nay 31/1

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 30/1 tính đến đầu giờ sáng, mức giao dịch đang ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 3/2022): 80,22 USD/thùng - tăng 0,54 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 4/2023): 86,97 USD/thùng - tăng 0,57 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 6/2023): 65.170 JPY/thùng - giảm 670 JPY so với giao dịch trước đó

Biến động hơn 1%, nối dài đà giảm từ cuối tuần trước. (Ảnh: Lạc Yên

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h15 ngày 30/1/2023

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

% thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 6/2023

Tokyo

65.170

-1,02

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 4/2023

ICE

86,97

0,66

USD/thùng

 

Dầu thô 

WTI

Giao tháng 3/2022

Nymex

80,22

0,68

USD/thùng

Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu của Nga vào đầu tháng tới, trong một động thái nhằm trừng phạt thêm Nga vì xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, động thái này có thể dẫn đến nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn và giá cao hơn đối với các sản phẩm như dầu diesel.

Theo ông Tom Kloza, Trưởng bộ phận phân tích năng lượng toàn cầu tại OPIS (một công ty thuộc Dow Jones), lệnh cấm đối với các sản phẩm dầu của Nga có thể có tác động lớn hơn so với lệnh cấm của EU đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga và mức trần giá của Nhóm G7 đối với dầu của Nga.

EU đã cấm nhập khẩu dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga từ ngày 5/12 và có kế hoạch cấm nhập khẩu một số sản phẩm dầu mỏ của Nga từ ngày 5/2.

Ông Kloza nhận xét, châu Âu vẫn hoạt động tốt bất chấp lệnh cấm vì mùa Đông là một trong những mùa ấm nhất được ghi nhận ở châu Âu, làm giảm nhu cầu nhiên liệu sưởi ấm mùa Đông.

Lệnh cấm ngày 5/2 đối với các sản phẩm dầu của Nga được đưa ra vào thời điểm “băng giá và thời tiết khắc nghiệt có thể cản trở xuất khẩu của Baltic, và rất có thể dầu diesel của Nga bị ảnh hưởng”.

EU cùng với nhóm G7 cũng đặt giá trần đối với dầu của Nga ở mức 60 USD/thùng vào tháng 12, trong khi giá trần đối với các sản phẩm dầu của Nga sẽ có hiệu lực vào ngày 5/2.

Ông Hédi Grati, Giám đốc điều hành lọc dầu và tiếp thị tại S&P Global Commodity Insights, cho biết: “Thông qua việc tự trừng phạt kể từ cuối mùa Đông năm ngoái, các nhà máy lọc dầu châu Âu đã từ bỏ dầu thô của Nga trong một thời gian, cho phép cải tổ và chuyển hướng sang phía Đông Suez phát triển dầu thô của Nga”. 

Tuy nhiên, “thị trường sản phẩm bị phân mảnh hơn, kích thước bao gói nhỏ hơn và khía cạnh vận chuyển của mọi thứ có thể là một “nút cổ chai” lớn hơn so với dầu thô”, ông Grati nói.

Nga cũng là một nhà xuất khẩu dầu diesel lớn và các lựa chọn thay thế cho châu Âu “ít phổ biến hơn” so với dầu thô, theo MarketWatch.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay  

Chiều 11/1, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu. 

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

0 đồng/lít

21.352 đồng/lít

Xăng RON95-III

0 đồng/lít

22.154 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 517 đồng/lít

21.634 đồng/lít

Dầu hỏa

- 958 đồng/lít

21.809 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

- 374 đồng/kg

13.366 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 11/1/2023. Như vậy sau hai đợt tăng, giá dầu đã có đợt giảm đầu tiên trong năm 2023.

 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.