'Giải cứu' nhà xe ế khách: Dẹp xe dù, thông nút Pháp Vân? | |
Hậu điều chuyển luồng tuyến: Xe được ở lại bến Mỹ Đình cũng vắng khách | |
Mong muốn quay lại bến Mỹ Đình của doanh nghiệp là không công bằng |
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đối thoại với doanh nghiệp về điều chuyển luồng tuyến ngày 1/3. Ảnh: Đoàn Lê |
Luồng tuyến sẽ công khai, minh bạch?
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có Văn bản số 2318/BGTVT-VT báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Công văn số 1593/VPCP-QHĐP ngày 22/02/2017 xem xét, xử lý việc điều chỉnh Quy hoạch luồng tuyến giao thông trên địa bàn TP Hà Nội.
Tại văn bản, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng của TP tiếp tục rà soát để bố trí hợp lý các tuyến thuộc diện điều chuyển về bến Nước Ngầm hay bến xe Giáp Bát hoặc tái cơ cấu lại giữa bến xe Giáp Bát với bến xe Nước Ngầm để đảm bảo cạnh tranh công bằng, công khai, minh bạch đối với các tuyến từ các địa phương (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình).
Đại diện các doanh nghiệp thuộc diện điều chuyển về bến xe Nước Ngầm bức xúc vì thua lỗ. Ảnh: Đoàn Lê |
Thông báo công khai về quy hoạch bến xe trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó làm rõ tính pháp lý đối với Bến xe Nước Ngầm và được quy hoạch thực hiện dài hạn hay ngắn hạn.
Thông báo rõ đến các đơn vị vận tải đang hoạt động tại bến xe Gia Lâm được hoạt động đến khi xây dựng xong bến xe Cổ Bi; Bến xe Giáp Bát được hoạt động cho đến thời điểm xây dựng xong và đưa vào khai thác Bến xe Yên Sở để doanh nghiệp bến xe cũng như đơn vị vận tải chủ động trong đầu tư và hoạt động vận tải.
Rà soát bố trí tăng lượng phương tiện xe buýt để kết nối giữa các bến xe để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, phối hợp với Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng xe buýt có thiết kế để chở cả hàng hóa được hoạt động trên các tuyến buýt kết nối giữa các bến xe.
Kiểm tra việc kê khai đăng ký giá dịch vụ xe ra vào bến của bến xe Nước Ngầm, đảm bảo công bằng, phù hợp với mặt bằng giá chung trên địa bàn Thành phố.
Xe dù, bến cóc được cho là một trong những nguyên nhân phá vỡ luồng tuyến cố định, khiến doanh nghiệp vận tải thua lỗ. Ảnh: Đoàn Lê |
Vẫn chuyện xe dù, bến cóc
Cũng tại văn bản, UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT đề nghị Công an Thành phố Hà Nội, Sở GTVT và quận, huyện liên quan mở chiến dịch cao điểm về thanh tra, kiểm tra xử lý “xe dù, bến cóc” trên địa bàn và đặc biệt là xung quanh bến xe.
Tập trung xử lý nghiêm các vi phạm dùng xe hợp đồng Limousine để hoạt động như tuyến cố định. Tăng cường tuyên truyền mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng trên địa bàn; các bến xe và luồng tuyến; biểu đồ chạy xe để người dân biết và chủ động cho các chuyến đi.
Doanh nghiệp ế khách khi điều chuyển về Nước Ngầm. Ảnh: Đoàn Lê |
Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh, thành trực thuộc trung ương việc quy hoạch về số lượng phương tiện phù hợp tình hình thực tế của địa phương; tránh hiện tượng cung vượt quá cầu và lợi dụng chạy trá hình xe tuyến cố định.
Cụ thể là rà soát số lượng phương tiện (từ 9 chỗ trở lên) vận tải hành khách theo hợp đồng để quản lý.
Bộ GTVT cũng tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì phối hợp với Sở GTVT các tỉnh, thành phố rà soát điều chỉnh hành trình các tuyến xe khách liên tỉnh đi qua Hà Nội (tuyến không có điểm đầu, điểm cuối tại các bến xe thuộc Hà Nội), tránh đi xuyên tâm Thành phố và giảm đi trên đường Vành đai 3 (trừ các tuyến có hành trình bắt buộc phải đi qua).
Xe khách đình công cuối năm 2016 ở bến xe Mỹ Đình nhằm phản đối điều chuyển luồng tuyến. Ảnh: Đoàn Lê |
Trước đó, sáng 28/2, hơn 50 xe khách chạy tuyến Hà Nội – Thái Bình và Hà Nội – Nam Định đi thành đoàn dài trên đường Pháp Vân – Cầu Giẽ để lên Hà Nội. Các xe này đều nằm trong diện điều chuyển từ các bến xe khác của Hà Nội về bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) theo chủ trương của TP Hà Nội.
Tuy nhiên, khi đến trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ (Hà Nội), lực lượng chức năng gồm CSGT, TTGT đã yêu cầu dừng xe để đảm bảo ATGT, chống ùn tắc giao thông. Sau khi có mặt ở bến xe Nước Ngầm, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện đã trực tiếp xuống trạm thu phí Liêm Tuyền - nơi các doanh nghiệp bị CSGT dừng xe để đối thoại và yêu cầu doanh nghiệp đưa xe về.
Chiều 1/3, lãnh đạo Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đã tổ chức đối thoại với toàn bộ các đơn vị kinh doanh vận tải thuộc diện điều chuyển luồng tuyến đang hoạt động tại bến xe Nước Ngầm (38/100 đơn vị). Tại đây, lãnh đạo Bộ GTVT và Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cũng đã lắng nghe, giải đáp và tiếp thu các kiến nghị của doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hà Nội và ngành Giao thông cần thực hiện 4 nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải sau điều chuyển luồng tuyến gồm: Dẹp xe dù, thêm tuyến buýt kết nối, xắp xếp luồng tuyến giữa bến Giáp Bát và Nước Ngầm; giải quyết ùn tắc nút giao Pháp Vân. |
Bộ GTVT yêu cầu các tỉnh không để xe khách 'đình công', kéo về Hà Nội | |
Gần 70 xe từ chối chở khách: Giám đốc Sở GTVT nói gì? |