(Ảnh minh họa: Di Linh) |
Ngày 30/8, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Cơ chế quản lý vận tải đường bộ dưới góc nhìn của doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp bến xe".
Tại hội thảo, một vấn đề nóng được nhiều đại biểu quan tâm là việc quy hoạch bến xe tại Thủ đô Hà Nội sẽ đưa các bến xe ra đường Vành đai 4, cách trung tâm từ 10-20km.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh, nếu bến xe khách ở xa trung tâm thành phố, mỗi ngày hành khách sẽ phải sử dụng nhiều loại phương tiên khác như xe ôm, taxi để đi đến bến xe và ngược lại.
Phí Hiệp hội này cũng phân tích rằng nếu các bến Mỹ Đình, Gia Lâm, Giáp Bát và Nước Ngầm chuyển ra ngoại thành thì mỗi ngày hành khách phải dùng đến 30.000 phương tiên khác nhau để đi, đến các bến xe.
Ngoài ra, việc các bến xe ở xa trung tâm cũng gây tâm lý cho hành khách ngại vào bến, dẫn đến phát sinh "xe dù, bến cóc".
Về chi phí, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng cho rằng việc đưa bến xe ra ngoại thành sẽ gây lãng phí cho xã hội.
Ví dụ, nếu hành khách đi taxi ra bến xe để đi tỉnh thì chi phí sẽ cao hơn dù khoảng cách ngắn hơn nhiều.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Văn Thanh, nếu trung bình 1 hành khách tốn 60.000 đồng/ngày đi, đến bến xe và với khoảng 120.000 hành khách/ngày (trừ đi xe buýt) thì riêng việc đi và đến các bến xe Hà Nội đã mất 7,2 tỷ đồng; 1 năm là khoảng 2.658 tỷ đồng.
"Nếu tính trong cả nước, số tiền hành khách chi phí đến bến xe và từ bến xe về nơi ở tại trung tâm thành phố mỗi năm hết nhiều ngàn tỉ đồng. Đây là lãng phí xã hội rất lớn.
Chưa kể đến lãng phí do ùn tắc giao thông gây ra còn lớn hơn nhiều", ông Thanh cho biết.
Ông Thanh cũng cho rằng việc đưa bến xe ra xa trung tâm thành phố là không nên. Theo vị này, nếu ở đô thị lớn, quỹ đất hạn chế thì có thể xây dựng bến xe cao tầng.
Liên quan đến việc đưa bến xe ra xa trung tâm thành phố, chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho rằng sẽ giảm ùn tắc ở một số điểm nhưng lại gây ùn tắc ở nơi khác.
Ông Liên cho rằng cần giữ lại bến xe ở khu vực tập trung đông dân cư (cả nội, ngoại thành) nhưng phải phân luồn tuyến giao thông, khắc phục việc chạy xe xuyên tâm thành phố.
Còn theo nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, TS Nguyễn Xuân Thủy, ngoài việc giữ nguyên vị trí các bến xe ở TP Hà Nội thì cần mở rộng quy mô, tổ chức lại điều hành, quản lý hiệu quả hơn.
Bến xe Yên Sở đang xây dựng ở đường gom Vành đai 3 bị phản đối (Ảnh: Di Linh). |
Đáng chú ý là theo TS Nguyễn Xuân Thủy, hiện quy đất dành cho giao thông ở Hà Nội chỉ chiếm 7-8%.
Trong khi đó, yêu cầu là từ 20-25%. Điều này là nguyên nhân cơ bản khiến vấn nạn ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng trầm trọng.
Do đó, ông Thủy cho rằng cân ngăn "ý đồ" tận dung những khu đất vàng của các bến xe nhằm xây dựng chung cư cao tầng.
"Điều này dễ phá vỡ trật tự quy hoach kiến trúc, tăng thêm áp lực ùn tắc và tai nạn tại khu vực trung tâm", ông Thủy nói.
Vị này cũng dẫn chứng việc thời gian qua, dư luận bức xúc trước việc nhiều mảnh đất vàng đã thành chung cư, nhà hàng, khách sạn như bến xe Lương Yên, Kim Liên...
Mới đây, nhiều hộ dân ở chung cư Hateco đã treo băng rôn phản đối việc xây dựng bến xe Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội).
Bến xe này cách nút giao cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3 chưa đầy 1km; Cách bến xe Nước Ngầm khoảng 1km.
Bến xe Yên Sở cũng bị nhiều chuyên gia phản đối với lý do lo ngại ùn tắc giao thông và TNGT.
Bến xe Yên Sở bị người dân phản đối: Sở GTVT Hà Nội nói phù hợp
"Công tác triển khai xây dựng Bến xe khách Yên Sở trong giai đoạn hiện này là hoàn toàn phù hợp với tiến độ định ... |
Cận cảnh dự án bến xe Yên Sở bị dân chung cư treo băng rôn phản đối
Dự án bến xe Yên Sở đang gấp rút san lấp mặt bằng trong khi bị người dân ở chung cư bên cạnh treo băng ... |
Yêu cầu làm rõ những 'bất thường' ở dự án bến xe Yên Sở
Văn phòng Chính phủ chuyển văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội khẩn cấp xem xét, rà soát về dự án bến xe Yên ... |