Giảm thuế nhập khẩu thịt, nông dân chịu thiệt hại kép

“Cơn bão” dịch tả lợn châu Phi chưa kết thúc, người chăn nuôi lại tiếp tục đối mặt với tình trạng thịt ngoại tràn vào khiến giá thu mua hạ thấp.
avatar_1576051673657

"Cơn bão" dịch tả lợn châu Phi chưa kết thúc, người chăn nuôi lại tiếp tục đối mặt với tình trạng thịt ngoại tràn vào khiến giá thu mua hạ thấp. (Ảnh: dautuvietnam.vn).

Sau khi thiệt hại hơn 1 tỉ đồng do đàn lợn của anh bị tiêu hủy, anh Đằng chuyển sang nuôi gà. Với giá hiện tại là 50.000 đồng cho 1 kg, anh có lãi gần 20 triệu đồng cho mỗi đàn gà 2.000 con.

“Tôi và hầu hết nông dân ở đây không dám nuôi lợn nữa. Nếu giá gà xuống thấp do không cạnh tranh lại thịt ngoại, thì chúng tôi sẽ tiếp tục chịu thiệt hại. Chỉ có thương lái và các công ty thức ăn gia súc mới có lời,” anh Đằng nhận định.

Mặc dù mức thuế dự kiến giảm không nhiều, nhưng thịt nhập về với số lượng lớn, thì giá cũng sẽ rẻ. Trước khi mức thuế này được đưa ra, thịt ngoại cũng đã tràn ngập thị trường trong nước rồi, anh Đằng cho biết.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng thịt gà đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh từ 20% xuống 18%. Ngoài ra, thuế suất thịt heo tươi hoặc ướp lạnh dự kiến sẽ giảm từ 25% xuống 22%.

Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế. Tuy nhiên, anh Nguyễn Văn Đằng, một người chăn nuôi ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai lo lắng khi đàn gà của anh nuôi sẽ được bán với giá rẻ do thịt ngoại tràn ngập thị trường trong nước.

Với phương án giảm thuế như trên, Bộ Tài chính nhận định, người tiêu dùng trong nước sẽ được hưởng lợi do giá sản phẩm giảm. Đồng thời việc giảm thuế có thể dẫn đến sự gia tăng của hàng nhập khẩu không chỉ từ Mỹ mà còn có các thị trường khác vào Việt Nam.

Ngành chăn nuôi gặp khó

Bày tỏ lo ngại trước thông tin giảm thuế nhập khẩu thịt heo, thịt gà Mỹ, ông Phạm Văn Đôn, người chăn nuôi tại xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, Đồng Nai cho biết, hiện nay, giá thành sản xuất thịt heo tại Mỹ và các nước đang thấp hơn so với Việt Nam, cộng thêm với việc giảm thuế, thời gian tới, khi thịt đông lạnh tràn vào, người chăn nuôi sẽ gặp khó.

Giảm thuế nhập khẩu thịt, nông dân chịu thiệt hại kép - Ảnh 2.

Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai phân tích, giai đoạn năm 2016 - 2017, ngành chăn nuôi trong nước đã gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, giá cả giảm mạnh khiến người dân rơi vào thua lỗ, nợ nần.

Cùng với đó, giá thành sản xuất tại Việt Nam vẫn cao do chăn nuôi nhỏ lẻ, trong khi đó, với tình hình sản xuất của các nước Âu Mỹ giá cả thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Do đó, nếu thuế giảm, lượng thịt ngoại đổ về sẽ ngày một nhiều và người chăn nuôi trong nước khó có thể cạnh tranh nổi, ông Đoán phân tích.

Có cùng lo ngại, ông Lê Thành Nam, Giám đốc thị trường miền Bắc công ty CEVA Sante Animale Việt Nam, cho biết việc giảm thuế để tăng lượng thịt nhập khẩu vào Việt Nam sẽ là đòn đau giáng mạnh vào ngành chăn nuôi trong nước, khi giá heo hơi Việt Nam liên tục tăng vọt trong thời gian qua.

Cụ thể, tại thời điểm ngày 10/12, ở Đồng Nai, giá heo hơi đã đạt 87.000 - 88.000 đồng/kg và dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới.Trong khi đó thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam chỉ khoảng 48.000– 50.000đồng/kg, thấp hơn nhiều sao với mức giá trong nước.

Không chỉ giá heo, mà giá gà nhập về chỉ khoảng 19.000 đồng/kg, trong khi ở Vệt Nam là 23.000 đồng/kg. Như vậy hiện tại sản phẩm của chúng ta đã đắt hơn sản phẩm nhập về rồi. Trong thời gian tới, khi giảm thuế thì khoảng cách chênh lệch giá giữa hai bên càng nhiều hơn. Như vậy thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng chọn sản phẩm nhập khẩu.

Giảm thuế nhập khẩu thịt, nông dân chịu thiệt hại kép - Ảnh 3.

Thịt gà nhập khẩu tập trung vào hai loại là thịt gà đông lạnh nguyên con và thịt gà đông lạnh đã chặt, chiếm 98% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt gà. Trong đó, đùi gà chiếm tỉ trọng nhập khẩu lớn nhất (71,5%); tiếp theo là chân gà (8,7%), gà nguyên con (8,2%), cánh gà (5,8%), các bộ phận khác (5,8%).

Trên thực tế, số liệu của tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng đầu năm nay, cả nước đã nhập khẩu 215,7 ngàn tấn thịt gà các loại với kim ngạch đạt hơn 186 triệu USD, tăng 49% về lượng và 46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập khẩu thịt gà các loại từ các nước như Mỹ, Brazil, Hàn Quốc…

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.