Giáo dục đại học với nỗ lực hội nhập quốc tế

Cùng với quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế là một trong những vấn đề được chú trọng hàng đầu của giáo dục đại học đại học của Việt Nam. Trong năm qua, giáo dục đại học đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực này.
giao duc dai hoc voi no luc hoi nhap quoc te Không thể 'đơn thân độc mã' trên con đường khoa học
giao duc dai hoc voi no luc hoi nhap quoc te Du học sinh và những vui buồn đón Tết xa quê
giao duc dai hoc voi no luc hoi nhap quoc te Năm Mậu Tuất trò chuyện với chàng sinh viên 'dành cả tuổi thanh xuân' để huấn luyện chó
giao duc dai hoc voi no luc hoi nhap quoc te
(Ảnh minh họa: THỦY NGUYÊN)

Năm 2017, các hiệp định, thỏa thuận song phương và đa phương với nước ngoài về hợp tác giáo dục được triển khai hiệu quả. Bộ GD-ĐT hiện đang quản lý gần 7.000 lưu học sinh (LHS) theo diện học bổng ngân sách nhà nước và diện hiệp định tại 46 quốc gia. Riêng năm học 2016-2017, Bộ GD-ĐT đã cử đi 1.771 LHS, trong đó có 845 tiến sĩ (48%), 314 thạc sĩ (18%) và tiếp nhận về nước 1.252 LHS.

Cũng trong năm 2017, đã có 19 chương trình học bổng hiệp định của các nước dành cho Việt Nam được tổ chức tuyển sinh. Ngoài ra, phối hợp các đại sứ quán, các tổ chức nước ngoài, Bộ GD-ĐT đã tổ chức tuyển sinh các chương trình học bổng năm 2017 do Chính phủ nước ngoài (Nhật Bản, New Zealand, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Séc, Brunei, Ireland, Bỉ) cấp cho công dân Việt Nam. Bộ GD-ĐT cũng đang quản lý hơn 15.000 LHS của 56 quốc gia đang học tập tại Việt Nam, Năm học 2016-2017, có 1.115 LHS diện hiệp định tốt nghiệp và tiếp nhận mới 750 LHS của 15 nước.

Trong lĩnh vực công nhận văn bằng, tín chỉ với các nước trong khu vực và một số quốc gia trên thế giới, năm học 2016-2017, Bộ GD-ĐT đã ký kết 17 thỏa thuận quốc tế. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT đã cấp phép mới 20 chương trình liên kết đào tạo, phê duyệt gia hạn sáu chương trình và phê duyệt điều chỉnh hai quyết định phê duyệt liên kết với nước ngoài thực hiện thí điểm mô hình giáo dục của một số nước có nền giáo dục tiên tiến, liên kết với nước ngoài.

Đáng chú ý, số chuyên gia, giảng viên nước ngoài đến các trường giảng dạy và nghiên cứu liên tục tăng lên. Theo thống kê từ báo cáo của các cơ sở đào tạo, năm học 2016-2017 có tổng cộng 3.214 chuyên gia/giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam (tăng thêm hơn 400 chuyên gia, giảng viên so với năm học trước). Những trường có nhiều chuyên gia, giảng viên nước ngoài đến làm việc có thể kể đến là: Trường đại học Cần Thơ (1.056 chuyên gia, giảng viên); ĐHQG Hà Nội (461 chuyên gia, giảng viên); Trường đại học Y Hà Nội (400 chuyên gia, giảng viên); Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (267 chuyên gia, giảng viên); Học viện Ngoại giao (126 chuyên gia, giảng viên)…

Một số cơ sở giáo dục đại học đã ký kết ghi nhớ và triển khai hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức quốc tế của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc... và nhiều nước trong khu vực ASEAN. Năm học 2016-2017, các cơ sở đào tạo đang hợp tác và có ký kết với 2.142 lượt tổ chức quốc tế, trong đó cơ sở đào tạo có nhiều tổ chức quốc tế đang hợp tác nhất là ĐHQG Hà Nội (218 tổ chức quốc tế); ĐHQG TP Hồ Chí Minh (155 tổ chức quốc tế), Trường đại học Ngoại thương (146 tổ chức quốc tế), Trường đại học Cần Thơ (137 tổ chức quốc tế), ĐH Thái Nguyên (70 tổ chức quốc tế)…

Để tăng cường trao đổi giảng viên, chuyên gia, sinh viên quốc tế, nhiều trường đại học của Việt Nam cũng tham gia vào các mạng lưới liên kết. Hiện tại, Việt Nam có bốn cơ sở giáo dục đại học là Trường đại học Thủy lợi, Trường đại học Giao thông vận tải, Học viện Nông nghiệp, và Đại học Huế tham gia Mạng lưới các trưởng đại học Tiểu vùng sông Mê Công.

Một số cơ sở đào tạo đã chủ động, tiên phong trong việc thúc đẩy quá trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới về dạy, học và quản lý giáo dục, góp phần tích cực hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các lĩnh vực công nghệ mới được chuyển giao bao gồm: phương pháp dạy - học, xây dựng và phát triển chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy; phát triển tổ chức và đội ngũ, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch giáo dục và quản trị cơ sở giáo dục.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế có thể nhận thấy, như quá trình hội nhập quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học vẫn chưa toàn diện, quốc tế hóa mới chỉ được quan tâm ở một số cơ sở giáo dục đại học có uy tín ở những thành phố lớn, chưa có nhiều cơ sở chủ động xây dựng chiến lược quốc tế hóa và cam kết thúc đẩy quốc tế hóa như là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của nhà trường. Hội nhập quốc tế cũng chưa đồng đều giữa các địa phương.

Cũng như vậy, trong công tác tuyển sinh đi học nước ngoài theo các chương trình học bổng diện hiệp định và ngân sách nhà nước, số lượng ứng viên đăng ký và được cử đi học tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, nguyên nhân chủ yếu do việc tiếp cận thông tin về các chương trình học bổng nói chung của các địa phương ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc trao đổi sinh viên vẫn chủ yếu diễn ra một chiều, số lượng sinh viên nước ngoài tới Việt Nam học tập còn chưa nhiều. Công tác quản lý tư vấn du học ở một số địa phương chưa thực sự chặt chẽ và kịp thời dẫn đến việc cung cấp dịch vụ và thông tin không đầy đủ, chính xác từ các công ty tư vấn du học làm ảnh hưởng đến quyền lợi người học.

Để tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo, Bộ GD-ĐT đề ra mục tiêu tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án hội nhập quốc tế về giáo dục và dạy nghề đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Kế hoạch thực hiện “Chiến lược tổng thể về Hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ GD-ĐT. Việc hợp tác trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, liên thông chương trình, đồng cấp bằng với các trường đại học được kiểm định bởi tổ chức kiểm định có uy tín sẽ được chú trọng đẩy mạnh. Giáo dục đại học Việt Nam cũng đề ra việc phát triển không gian giáo dục Việt Nam, kết nối với ASEAN và thế giới như: xây dựng cơ chế kết nối, chia sẻ tài nguyên và hợp tác giữa các trường đại học trong nước theo từng nhóm ngành; tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý với các nước trong khu vực và trên thế giới; xây dựng cơ chế thu hút giảng viên nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học trong nước…

Công nhận bằng cấp quốc tế tạo ra cạnh tranh giúp giáo dục đại học nâng cao chất lượng

giao duc dai hoc voi no luc hoi nhap quoc te Không thể 'đơn thân độc mã' trên con đường khoa học

Dù cao tuổi hay sống ở nước ngoài, những nhà khoa học người Việt luôn tâm nguyện xây dựng nền khoa học nước nhà phát ...

giao duc dai hoc voi no luc hoi nhap quoc te Giữ tiếng Việt trên đất Mỹ

Sáng chủ nhật, thay vì được ngủ nướng, chị Lê Nguyên Ngọc Văn dậy từ rất sớm chuẩn bị sách vở và đến Trường tiếng ...

giao duc dai hoc voi no luc hoi nhap quoc te Phụ huynh làm gì để duy trì thói quen học bài cho con sau thời gian nghỉ tết

Nghỉ Tết Nguyên đán là thời gian nghỉ kéo thứ hai sau kỳ nghỉ hè, chính vì thời gian kỳ nghỉ kéo dài nên khiến ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.