Giữ quy định 'cho con bú' và có thể tăng tuổi nghỉ hưu

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa công bố dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) lần 2 và sẽ tiếp tục lấy ý kiến để hoàn thiện đến hết 21/6. 
giu quy dinh cho con bu va co the tang tuoi nghi huu
Ảnh minh họa.

Khác với dự thảo lần 1, dự thảo lần này sẽ vẫn giữ nguyên thời gian nghỉ ngơi cho lao động nữ đến kỳ kinh nguyệt và cho con bú.

Trong chương IX về những quy định riêng với lao động nữ của dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) lần thứ hai, lao động nữ trong thời gian đến kỳ kinh nguyệt được nghỉ mỗi ngày 30 phút.

Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ lao động nữ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trong dự thảo lần đầu công bố cuối năm 2016, đề xuất bỏ quy định này vấp phải sự phản đối của người lao động. Nhiều bà mẹ trẻ mong muốn được nghỉ 60 phút mỗi ngày để vắt sữa, cho con bú.

Dự thảo cũng giữ nguyên những quy định bảo vệ thai sản với lao động nữ, quy định người sử dụng lao động phải điều chỉnh công việc đối với người lao động mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu công việc đang làm rõ ràng gây nguy hiểm tới sức khỏe của họ và cần có các biện pháp bảo vệ để bảo vệ sức khỏe cho họ trong một thời hạn nhất định.

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động thuộc diện trên, bên sử dụng lao động có nghĩa vụ chứng minh rằng hành động của người sử dụng lao động không liên quan tới việc người lao động mang thai, nghỉ thai sản hoặc đang nuôi con nhỏ.

Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

Hai phương án nghỉ hưu

Bộ tiếp tục đưa ra hai phương án. Theo đó, phương án 1, tuổi nghỉ hưu giữ như hiện hành, nam là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi.

Phương án 2, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Từ 1/1/2021 cứ mỗi năm tăng thêm sáu tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc, nghề nghiệp đặc thù có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định.

Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá năm năm so với quy định.

Theo Bộ LĐ-TB&XH tăng tuổi nghỉ hưu là một nội dung lớn đã từng được đặt ra nhiều lần trong quá trình soạn thảo luật nhưng chưa được Quốc hội thông qua. Lần sửa đổi này, tiếp tục có nhiều ý kiến đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu vì nhiều lý do như tuổi thọ bình quân của người Việt Nam những năm gần đây đã tăng nhiều so với giai đoạn trước đây và khoảng cách giữa tuổi thọ bình quân với tuổi nghỉ hưu bình quân là rất dài.

Thực tiễn nhiều người nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia lao động, có nhu cầu làm việc thêm và họ vẫn có đủ sức khỏe tham gia lao động tiếp.

Một lý do nữa là dân số Việt Nam đang chuyển từ thời kỳ dân số vàng sang giai đoạn già hóa. Đặc biệt, nếu cứ giữ tuổi nghỉ hưu như hiện tại thì quỹ hưu trí, tử tuất không đảm bảo trong dài hạn...

Giảm số giờ làm thêm

Về thời giờ làm thêm, dự thảo lần này cũng giảm số giờ làm thêm tối đa trong năm, và bỏ quy định mỗi người lao động làm thêm không quá 5 ngày liên tục. Cụ thể, người lao động làm thêm không quá 12 giờ/ngày, tổng số giờ làm thêm 1 năm không quá 400 giờ (thay vì 600 giờ/năm như dự thảo trước, và tăng 100 giờ/năm so với quy định hiện hành).

Ngoài ra, dự thảo lần này bổ sung thêm quy định về thời giờ làm thêm có thể khác khung trên, nếu rơi vào các trường hợp đặc biệt, như: Xử lý hàng tươi sống yêu cầu phải làm ngay; thực hiện theo yêu cầu của đơn hàng xuất khẩu; sự cố sản xuất… Tuy nhiên, việc chủ sử dụng yêu cầu người lao động làm thêm trong những trường hợp này phải được người lao động đồng ý.

Quy định này mở hơn so với luật hiện hành, khi người lao động muốn tăng thời giờ làm thêm trong trường hợp đặc biệt phải được Chính phủ chấp thuận.

giu quy dinh cho con bu va co the tang tuoi nghi huu Mức lương hưu hàng tháng khi nghỉ trước tuổi

Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc được quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn hoặc xuanthuandong@gmail.com

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.