Giữa 'bão' tin đồn lộ clip nóng, hotgirl Trâm Anh cần làm gì để bảo vệ mình?

Chiều 12/4, cộng đồng mạng liên tục chia sẻ thông tin về clip nhạy cảm của một đôi nam nữ. Nhiều người cho rằng nữ chính trong clip có nhiều nét tương đồng với hot girl khá nổi tiếng trong giới trẻ.

Mặc dù chưa biết thực hư sự việc nhưng nhiều cư dân mạng đồn đoán cô gái trong clip này là hot girl Trâm Anh và để lại nhiều bình luận khiếm nhã trên trang cá nhân cũng như fanpage của cô.

Trước bão dư luận, mới đây, một fanpage được cho là của hot girl Trâm Anh xuất hiện  status với nội dung trấn an bạn bè cũng những người hâm mộ của mình: "Em ổn không cần mọi người quan tâm đến vậy đâu".

Ngay dưới dòng trạng thái này, nhiều cư dân mạng tiếp tục để lại những bình luận không hay về hot girl này.

Từ sự việc trên, các nạn nhân bị bêu xấu trên mạng cần phải làm gì?

Giữa bão tin đồn lộ clip nóng, hotgirl Trâm Anh cần làm gì để bảo vệ mình? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Bị bêu xấu trên mạng xã hội, bạn cần phải làm gì?

Nếu gặp phải trường hợp này, thay vì trốn chạy, bạn nên làm những việc sau:

Đầu tiên, nhờ người thân cùng report (báo vi phạm) với Facebook/Youtube. Các mạng xã hội chính thống đều có chính sách xóa bỏ các video clip và hình nhạy cảm.

Thứ hai, trình báo với cơ quan chức năng. Trước hết người bị xúc phạm cần thu thập bằng chứng thông qua việc yêu cầu Văn phòng thừa phát lại lập vi bằng những trang mạng xã hội đăng hình ảnh, clip nhạy cảm.

Việc lập vi bằng cần phải thực hiện ngay sau khi phát hiện có hành vi xâm phạm, vì nếu để lâu, những thông tin đó có thể bị gỡ bỏ, xóa dấu vết.

Vi bằng là gì?

Theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, vi bằng là văn bản do các Văn phòng thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi và được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm… Sau đó, thừa phát lại phải gửi vi bằng qua Sở Tư pháp để vào sổ đăng ký.

Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng.

Trường hợp có địa chỉ của người đăng hình ảnh, clip nóng, bạn có thể gửi thư hoặc văn bản yêu cầu gỡ ngay. Nếu người đó không được thực hiện yêu cầu, bạn nên làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an. Theo quy định, trong thời hạn 20 ngày hoặc chậm nhất là 2 tháng, cơ quan công an phải có văn bản trả lời.

Nếu kết luận của cơ quan công an xác định hành vi của người đưa hình ảnh, clip nóng đó lên mạng xã hội thì tùy mức độ vi phạm, thiệt hại xảy ra để xử lý trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính người đưa thông tin.

Tuy nhiên, có một thực tế là không ít trường hợp những kẻ nói xấu không dùng trang cá nhân, hay danh tính thật, mà lập một trang ảo.

Về điều này, Cơ quan chức năng giải quyết tin báo, tố giác tội phạm không dựa vào tên trên mạng để xác minh hành vi vi phạm, mà có nhiều biện pháp nghiệp vụ khác. Vì vậy, dù người vi phạm có sử dụng nick ảo hoặc tên người khác để che giấu thì vẫn có thể bị phát hiện, xử lý.

Tung ảnh và clip "nóng" của người khác lên mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự

Trước hết cần xác định rõ động cơ, mục đích của người tung clip "nóng" để có hướng xử lý theo quy định.

Vi phạm hành chính

Theo quy định của pháp luật, hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy tố về tội "Làm nhục người khác".

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ – CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, việc "cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.00 đồng".

Về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại, bao gồm:

- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người nhắn tin bôi nhọ có hành vi cố ý xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tội danh với người có hành vi này được xác định như sau:

1. Nếu việc phát tán những hình ảnh "nhạy cảm" của người khác nhằm mục đích truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thì người có hành vi này có thể bị kết án về tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy.

Theo quy định tại điều 253 Bộ luật hình sự, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy quy định:

Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

- Vật phạm pháp có số lượng lớn.

- Phổ biến cho nhiều người.

- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Như vậy, cấu thành tội phạm theo Điều 253 là cần xác định xem vật phẩm đó có phải là đồi trụy hay không, và khi xác định vật phẩm đó là đồi trụy thì cần phải xác định tiếp rằng vật phẩm đó có giá trị lớn, và phổ biến cho nhiều người không.

2. Phát tán những hình ảnh "nhạy cảm" của người khác nhằm mục đích làm nhục họ thì người có hành vi này có thể phạm vào tội làm nhục người khác.

3. Nếu việc phát tán những hình ảnh "nhạy cảm" của người khác nhằm mục đích đe doạ chiếm đoạt tài sản của họ thì người có hành vi này có thể bị kết án về tội cưỡng đoạt tài sản.

Trên đây là ý kiến tư vấn về câu hỏi đặt ra từ một tình huống. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin được cung cấp.

Những tư vấn chỉ có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến độc giả chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả gửi tới: hoidapphapluatvnm@gmail.com.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.