Trong phong thủy, cầu thang đóng vai trò như một “cầu nối” liên kết vận khí của cả ngôi nhà, ảnh hưởng tới sức khỏe, vận hạn, đường quan lộc và thăng tiến của gia chủ. Do đó, việc thiết kế cầu thang ở đâu và trang trí như thế nào được khá nhiều gia đình quan tâm và thắc mắc.
Để bạn có thể bố trí phong thủy bậc cầu thang một cách chuẩn xác nhất, cùng tham khảo 5 phần chính như sau:
Khi thiết kế nhà ở, vị trí lý tưởng nhất mà bạn nên đặt cầu thang là xây dựa vào tường. Bởi theo phong thủy, nguồn năng lượng của cầu thang thường không cố định (lúc lên, lúc xuống). Do đó, cần “sơn” (tức tường) để định hướng dòng khí và mang lại vượng khí tốt cho ngôi nhà.
Các vị trí đại kỵ mà bạn nên tránh đặt cầu thang gồm giữa nhà, đối diện cửa ra vào, cửa phòng, cửa bếp, cửa phòng vệ sinh,... Theo đó, đặt cầu thang ở giữa nhà sẽ khiến ngôi nhà bị chia đôi. Theo phong thủy, cầu thang xây ở vị trí này sẽ khiến vợ chồng bất hòa, thường xuyên cãi vã, gia đình không yên. Nếu đặt cầu thang đối diện cửa chính thì của cải và phúc khí trong nhà sẽ theo cầu thang đi thẳng ra cửa, không tốt về mặt tài lộc. Còn nếu cầu thang đặt ở vị trí hướng vào các phòng như bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh thì sẽ như dẫn tà khí nhập môn, khiến người trong nhà gặp thêm tai họa, bệnh tật và ảnh hưởng đến tài vận của căn nhà.
Ngoài ra, xét về thế đất trong tứ tượng phong thủy, cầu thang chỉ nên đặt ở vị trí Thanh Long, không nên đặt ở vị trí Bạch Hổ của căn nhà. Bởi cầu thang là nơi có nhiều dòng khí di chuyển, tượng trưng cho yếu tố “động”. Nếu đặt ở phía Thanh Long của ngôi nhà hoặc phía bên ngoài của ngôi nhà là điều tốt lành. Còn hướng Bạch Hổ trong căn nhà chỉ nên có yếu tố “tĩnh”, nếu không sẽ mang điềm dữ cho gia chủ.
Tóm lại, bạn nên xây cầu thang ở phương hướng tốt của ngôi nhà. Những ngôi nhà có hướng khác nhau thì vị trí tốt lành cũng khác nhau:
- Đối với nhà hướng Đông: Nếu nhà bạn ở hướng mặt trời mọc thì nên lựa chọn cho mình hướng Đông Bắc để đặt cầu thang, giúp mang lại tài lộc và may mắn cho bản thân, gia đình.
- Đối với nhà hướng Tây: Tây Nam là tượng trưng cho tình yêu chính là hướng tốt nhất để đặt cầu thang ở những ngôi nhà chính Tây để mang lại sự viên mãn trong tình yêu cũng như tình cảm gia đình luôn đầm ấm.
- Đối với nhà hướng Nam: Nếu ngôi nhà ở hướng Nam thì bạn hãy lựa chọn bố trí cầu thang hướng chính Tây để tăng thêm sự thịnh vượng cho căn nhà của mình nhé.
- Đối với nhà hướng Bắc: Nhà hướng Bắc nên đặt cầu thang hướng Đông là đẹp nhất. Đây được xem là hướng sẽ mang điềm lành về sức khoẻ đến với gia chủ.
- Nếu nhà bạn hướng Tây Bắc thì nên đặt cầu thang ở hướng Tây. Nhà hướng Đông Nam thì đặt hướng Đông là thích hợp nhất.
Với những ngôi nhà đang trong quá trình thiết kế hay bắt đầu được xây dựng thì việc chia bậc cầu thang rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới việc làm ăn của gia chủ cùng sức khỏe, sự gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Vậy nên, công đoạn này thường được tính toán, lựa chọn kỹ càng trước khi thực hiện làm cầu thang. Các cách tính bậc cầu thang theo phong thủy được sử dụng hiện nay gồm:
- Lựa chọn cách tính bậc cầu thang theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử: Tính lần lượt theo thứ tự: bậc 1 rơi vào cung Sinh, bậc 2 rơi vào cung Lão, bậc 3 là cung Bệnh và bậc 4 là cung Tử. Kết thúc bậc số 4, đến bậc số 5 chúng ta lại áp dụng tiếp tục và lần lượt Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Cứ lần lượt tính như thế từ bậc đầu tiên đến bậc cuối cùng. Kết thúc là cung Sinh thì sẽ được cung đẹp.
- Tính chọn bậc cầu thang theo vòng trường sinh: Vòng Trường sinh bao gồm 12 giai đoạn: Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm Quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng. Trong đó, 12 giai đoạn lần lượt gắn liền với 5 ngũ hành nhà cửa như ảnh sau:
Từ đó suy ra được số bậc cầu thang theo vòng trường sinh sẽ là:
Nhà hình có bậc Trường sinh là Bậc số N | Số bậc cầu thang tốt nhất |
Nhà hình Thủy có bậc Trường sinh là bậc số 1 | 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23… |
Nhà hình Mộc có bậc Trường sinh là số 3 | 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25… |
Nhà hình Thổ có bậc Trường sinh là số 5 | 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27… |
Nhà hình Hỏa có bậc Trường sinh là số 7 | 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27… |
Nhà hình Kim có bậc Trường sinh là số 9 | 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25… |
Đây chính là những cách cơ bản để tính cũng như việc có thể đếm số bậc cầu trang trong ngôi nhà của bạn. Lưu ý, các phương pháp này chỉ tính cho bậc cầu thang giữa hai tầng lầu liên tiếp, ví dụ như từ tầng 1 lên tầng 2 hoặc từ tầng 2 lên tầng 3,... chứ không tính cho tất cả các tầng cùng một lúc. Việc thiết kế bậc cầu thang và lựa chọn kích thước về chiều cao, chiều rộng của từng bậc sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của ngôi nhà và kiểu cầu thang được sử dụng.
Trong thiết kế nhà ở, cầu thang thường được chia làm nhiều loại, gồm cầu thang cuốn, thẳng, chữ L, xoắn, uốn cong, cầu thang đổi chiều 180 độ,... Tùy thuộc và vị trí và thế đất mà mỗi gia đình có cách lựa chọn loại cầu thang khác nhau.
Dưới góc độ phong thủy, cầu thang càng ngoằn ngoèo, càng thu nạp được nhiều vượng khí và đẩy lùi âm khí. Tất nhiên, bạn cũng cần phải tham khảo các yếu tố khác nhau trong ngôi nhà của mình để có cách bố trí và chọn loại cầu thang cụ thể. Chẳng hạn như phong cách trang trí, sở thích cá nhân của gia chủ, diện tích căn nhà,... Theo quan điểm phong thủy và thẩm mỹ, các loại cầu thang này cũng có những ưu nhược điểm riêng:
- Xây dựng cầu thang xoắn ốc: Tiết kiệm diện tích hơn, mang tính nghệ thuật cao. Gia chủ nên xây cầu thang xoắn ốc quay theo chiều kim đồng hồ ở góc 270 độ tốt nhất. Nếu góc quay quá nhỏ sẽ không thuận tiện cho việc đi lại.
- Xây dựng cầu thang đổi chiều, cầu thang thẳng chuyển hướng: Hai loại cầu thang này hiện được sử dụng khá phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Ưu điểm của những loại cầu thang này là đơn giản, dễ tạo mẫu và xây dựng. Điểm bất lợi là thiết kế chiếm phần không gian khá lớn nên chỉ xây dựng cho các ngôi nhà có diện tích vừa và lớn.
- Xây dựng cầu thang hồ quang, chữ L: Hai loại cầu thang này mang nhiều ưu điểm như có tính thẩm mỹ cao và thoải mái khi di chuyển. Thiết kế này không có sự cứng nhắc của cầu thang thẳng đổi chiều hay sự mất an toàn của cầu thang xoắn. Đây là cầu thang lý tưởng nhất trong phong thủy lẫn thẩm mỹ. Nhược điểm lớn nhất là cần diện tích rộng và kỹ thuật xây dựng tốt.
Cầu thang cũng là điểm lưu thông và giao thoa các dòng khí giữa tầng này sang tầng khác. Theo quan niệm phong thủy, khi bạn đi lên, xuống cầu thang sẽ dẫn động năng lượng khí, làm cho cầu thang “động” và đạt được mục đích tụ khí và dưỡng khí cho căn nhà. Vậy nên, hình dáng cầu thang có dốc cao thì tác dụng tụ khí sẽ càng tốt. Tuy nhiên, độ dốc của cầu thang không được quá đứng, nếu không sẽ khiến người già và trẻ em khó khăn khi di chuyển.
Cầu thang là bộ phận có độ mài mòn cao, vậy nên bạn cần sử dụng vật liệu tương đối chắc chắn. Tùy vào cung mệnh của gia chủ để chọn chất liệu cầu thang phù hợp cho gia đình:
- Cầu thang làm từ đá và kim loại (thép không gỉ): Phù hợp cho người mệnh Kim hoặc Thủy, mang lại cảm giác sang trọng, hiện đại, dễ lau chùi và đặc biệt là có tuổi thọ dài lâu. Nhược điểm của loại cầu thang này là dễ trầy xước, lạnh hơn vào mùa đông và có bề mặt trơn trượt. Trong phong thủy, kim loại, thủy tinh và đá ít nhiều sẽ mang lại một số linh khí sắc bén hơn và không tốt cho sức khỏe. Cách hóa giải là đặt một số tấm thảm bằng vải, len hoặc chất liệu tự nhiên để tăng cường sự tụ khí cho cầu thang.
- Cầu thang gỗ: Phù hợp cho người mệnh Mộc và Hỏa, mang lại cảm giác thoải mái, thiên nhiên và cổ điển hơn. Chất liệu gỗ trong phong thủy còn mang ý nghĩa chiêu tài, đón khí tốt nên rất được nhiều gia chủ ưa chuộm. Ngoài ra, gỗ còn là loại vật liệu tốt và không dẫn khí lạnh vào mùa đông. Tuy nhiên, cầu thang gỗ dễ bị ăn mòn, bám bụi, dễ bị mối mọt và tạo ra tiếng ồn lớn hơn tiếng của cầu thang đá.
Nếu phong thủy và ánh sáng ở cầu thang không tốt, bạn có thể đặt một chậu cây có tán lá rộng ở lối vào cầu thang để hóa giải điềm xấu. Còn nếu ứng với cửa nhà vệ sinh và các cửa khác thì có thể sử dụng một tấm bình phong để cản khí xấu từ cầu thang vào các phòng. Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí các bức tranh, bích họa trên tường cầu thang hay các tượng linh vật trang trí, hồ lô,... có thể hút được các luồng khí ngược, có lợi cho sự phát triển của gia đình.
(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.