GS Trần Thanh Vân: Cử nhân Sư phạm tài năng và năng động thì sẽ không thiếu việc làm

Ngoài những góp ý về nâng cao đội ngũ nhân lực, GS Trần Thanh Vân cũng cho rằng, các em cử nhân Sư phạm tài năng và năng động thì cũng sẽ không thiếu cơ hội việc làm.
gs tran thanh van cu nhan su pham tai nang va nang dong thi se khong thieu viec lam 7 điều kiện để được miễn thi Ngoại ngữ khi thi nâng hạng giáo viên
gs tran thanh van cu nhan su pham tai nang va nang dong thi se khong thieu viec lam Nữ sinh ĐH Bách khoa duyên dáng ngày khai trường
gs tran thanh van cu nhan su pham tai nang va nang dong thi se khong thieu viec lam Quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên
gs tran thanh van cu nhan su pham tai nang va nang dong thi se khong thieu viec lam TP HCM xin cơ chế đặc thù, in sách giáo khoa riêng sẽ như thế nào?

Trong dịp gặp mặt các học sinh xuất sắc và thủ khoa năm học 2016 - 2017 tại Hà Nội diễn ra tối qua (26/8), Giáo sư (GS) Trần Thanh Vân - chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực lý thuyết Vật lý nguyên tử người Pháp gốc Việt đã có những chia sẻ quý báu của mình xung quanh việc phát triển tài năng cho học sinh Việt Nam và giải pháp cho ngành sư phạm.

Nên duy trì các lớp cử nhân tài năng

Trao đổi với chúng tôi, GS Trần Thanh Vân cho rằng, chúng ta nên duy trì hệ thống trường chuyên để tạo cơ hội cho các em học sinh ưu tú, học sinh đặc biệt có sức mạnh để tiến tới thành công nhanh hơn. Không thể nào đặt tất cả mọi người trên cùng một vị trí giống nhau cả.

gs tran thanh van cu nhan su pham tai nang va nang dong thi se khong thieu viec lam
Giáo sư Trần Thanh Vân - chuyên gia trong lĩnh vực Vật lý nguyên tử. Ảnh: Đình Tuệ.

Ngày trước, ở Việt Nam vẫn tồn tại các lớp cử nhân tài năng và đã đem lại những thành tựu rất tốt. Tuy nhiên, được một thời gian chúng ta lại bỏ qua hình thức này vì mải chạy theo các dự án sau 5 năm , sau 10 năm... dù tốn đi nữa nhưng vẫn bị bỏ mất để làm dự án mới.

"Việc bỏ hoàn toàn các lớp cử nhân tài năng là điều mà các thế hệ lãnh đạo gần đây cũng đã nhận ra điều ấy là không tốt. Theo tôi, chúng ta cần làm những gì mang tính bền vững, lâu dài chứ không phải ngày hôm nay làm cái này rồi 5 năm sau, ông bộ trưởng khác lên bỏ hoàn toàn cái cũ.

Vì vậy, tôi cũng mong mỏi ở Việt Nam đã có những chiến lược nào tốt thì nên duy trì chứ không phải thay đổi theo cơ chế của những người lãnh đạo trong ngành giáo dục", GS Trần Thanh Vân chia sẻ.

Vị Giáo sư ngành Vật lý cũng phân tích: Đối với các nhà khoa học chuyên làm công tác nghiên cứu, họ sống trong một thế giới hoàn toàn khác so với thế giới chúng ta sống. Họ không đòi hỏi gì nhiều cả, họ chỉ muốn tập trung tâm trí của mình đi vào một hướng đó là nghiên cứu. Nhưng chế độ lương bổng của Việt Nam dành cho các nhà khoa học thường rất ít. Thậm chí lương còn thấp hơn cả công việc thư ký ở một doanh nghiệp bất kỳ.

Từ đó, các nhà khoa học cần phải đi nước ngoài để có điều kiện nghiên cứu. Thế nên Nhà nước cần đảm bảo cho nhà khoa học có lương bổng đủ sống. Muốn làm được điều này, đòi hỏi tư duy của người lãnh đạo phải rất tâm huyết. Nếu được như vậy, những người làm việc với họ sẽ được kéo theo. Ví dụ trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo kiệt xuất và vô cùng tâm huyết với vận mệnh dân tộc và biết tập hợp lực lượng, sức mạnh tạo nên chiến thắng vẻ vang cho dân tộc.

Bên cạnh đó, GS Trần Thanh Vân cho rằng, vấn đề cơ sở vật chất đóng vai trò then chốt nhưng chưa quan trọng bằng yếu tố nhân lực. Ở Việt Nam cũng có không ít cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu nhưng lại không có ai dùng cả. Muốn như vậy thì phải có được đội ngũ nhân lực giàu tài năng và tâm huyết.

Các nhà khoa học không phải ai cũng có thể tự túc 100% để nghiên cứu được. Họ sống trong thế giới ham mê trong lĩnh vực của mình.

Vai trò quan trọng của người thầy

gs tran thanh van cu nhan su pham tai nang va nang dong thi se khong thieu viec lam
GS Trần Thanh Vân (ngoài cùng bên trái) và GS Odon Vallet (thứ 5 từ trái sang) trong buổi gặp mặt các học sinh, sinh viên xuất sắc năm học 2016 - 2017. Ảnh Đình Tuệ.

Chúng ta có thể nhìn tấm gương của Singapore - một đất nước tuy nhỏ bé, dân số thấp nhưng tại sao họ lại giàu có, văn minh và đặc biệt, khoa học công nghệ của họ cũng tiên tiến vào tốp đầu của khu vực và trên thế giới.

Trong một lớp học, nếu thầy giáo là một vị giáo sư giỏi và ham mê muốn đưa lại sự ham mê đó cho học sinh thì tất nhiên trong 100 học sinh, sinh viên thì ít nhất có một số người sẽ đi theo thầy. Nhờ sự ham mê của thầy, các em sẽ có trách nhiệm hơn trong lĩnh vực học tập của mình.

Trước thực trạng nhiều trường Sư phạm ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tuyển chọn thí sinh do các em học sinh đang có phần "quay lưng" lại với ngành này, GS Trần Thanh Vân tái khẳng định: "Vai trò của những người thầy truyền được ngọn lửa đam mê nghề nghiệp cho các em học sinh, sinh viên là rất quan trọng. Khi các em có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết nhưng cũng cần phải năng động.

"Số cơ sở giáo dục tìm kiếm người giỏi để vào dạy cũng rất nhiều chứ không phải không có. Điều quan trọng cốt yếu hiện nay nằm ở khâu đào tạo nhân lực. Các thầy cô phải gieo tâm huyết yêu nghề, ngọn lửa đam mê của mình cho các học trò thì mới mong vực dậy được vị thế ngành sư phạm, GS Trần Thanh Vân nêu quan điểm.

Ông nhận thấy, trình độ của học sinh Việt Nam những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc đáng kể. Số em được giải thưởng quốc tế năm 2017 khá đông. Điều mà chúng tôi rất mong muốn là, các em đã giành được học bổng nên chủ động lập thành một nhóm. Tương lai sau này, các em có thể đưa nền khoa học cơ bản của Việt Nam ngày tiến tới, tiệm cận so với trình độ thế giới.

Học bổng Vallet ươm mầm tài năng

gs tran thanh van cu nhan su pham tai nang va nang dong thi se khong thieu viec lam
Giáo sư Odon Vallet. Ảnh: Đình Tuệ.

Nói về nỗ lực của GS người Pháp Odon Vallet trong việc mang học bổng mang chính tên của vị GS này hỗ trợ các em học sinh, sinh viên của Việt Nam, GS Trần Thanh Vân cho biết:

"GS Odon Vallet bắt đầu làm việc với chúng tôi từ năm 2000. Năm 1994, ông đã trao học bổng cho sinh viên của lớp cử nhân tài năng ở Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) hết sức thành công. Năm 2000, chúng tôi cũng trao học bổng cho các em sinh viên và nhờ các giáo sư của giải thưởng Nobel đến dự hội nghị này.

Sau đó, GS Odon Vallet tìm đến chúng tôi và bày tỏ mong muốn đóng góp cho Việt Nam. Và học bổng Odon Vallet ra đời từ năm 2001. Sự đóng góp của GS Vallet ngày càng lớn. Ông là người vô cùng tâm huyết và tài năng, luôn biết lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của sinh viên và sẵn sàng chia sẻ những gì mình biết để giúp các e ngày càng tiến bộ hơn.

Được biết, tới nay đã có 17 mùa học bổng Vallet được trao ở Việt Nam với tổng số tiền lên tới gần 250 tỷ đồng. Cứ mỗi dịp chuẩn bị bước vào năm học mới, dù bận đến đâu nwhng cả GS Odon Vallet và GS Trần Thanh Vân vẫn miệt mài trao tận tay những suất học bổng có giá trị cả về tài chính và tinh thần cho những HS, SV xuất sắc của Việt Nam.

Lễ trao học bổng Udon Vallet năm 2017 sẽ được trao vào sáng nay (27/8) tại Nhà hát lớn Hà Nội.

gs tran thanh van cu nhan su pham tai nang va nang dong thi se khong thieu viec lam ĐH Sư phạm Thái Nguyên đón tân sinh viên bằng ngày hội dân vũ 'cực ấn tượng'

Hàng nghìn sinh viên của ĐH Sư phạm Thái Nguyên đã cùng nhau hòa nhịp vào những giai điệu âm nhạc sôi động trong ngày ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.