Chiều 13/3, tại Hội nghị thông tin báo chí Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, trao đổi với báo chí liên quan đến sự việc Công ty Hưng Phát đổ thải nguy hại vào rừng đặc dụng Sóc Sơn, ông Lê Tuấn Định, Phó Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội thông tin, doanh nghiệp này được phép tiếp nhận mùn hữu cơ để trồng cây. Tuy nhiên, đơn vị vận chuyển rác chưa qua sàng lọc không đúng quy định thỏa thuận.
Nước sông đen kịt vì ô nhiễm. |
Qua phản ánh báo chí Sở TN-MT thành lập ban thanh tra, kiểm tra tại hiện trường cho thấy doanh nghiệp đã chuyển gần 100 xe bị người dân tập trung phản ứng ngăn chặn.
Ông Tuấn nhấn mạnh: “Chúng tôi đã phối hợp với Sở Xây dựng là đơn vị chủ quản việc vận chuyển rác và Sở Nông nghiệp cơ quan chủ quản liên quan đến đơn vị tiếp nhận, UBND huyện Sóc Sơn kiểm tra và cuối tuần qua Sở Tài Nguyên đã có báo Thành phố giao Sở Xây dựng kiểm tra xử lý khắc phục, Sở Nông nghiệp và Công ty này phải chuyển toàn bộ số rác về nơi quy định, sau khi được sàng lọc theo đúng giấy phép cấp mới được chuyển mùn về sử dụng trồng cây. Các vấn đề chi phí do công ty này phải chịu trách nhiệm thực hiện xong trong tháng 3. Nội dung này chúng tôi đã làm triệt để giao cho các ngành phải tuân thủ ngay”.
Trước đó, người dân ở xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã rất bức xúc khi phát giác Công ty Hưng Phát đã đổ cả rác thải, túi nilong, bơm kim tiêm lên khu vực đã thỏa thuận với BQL phòng hộ đặc dụng Hà Nội. Theo thỏa thuận, Công ty Hưng Phát chỉ được đổ mùn đất tại khu vực rừng đặc dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại đổ cả túi nilong, kim tiêm khiến người dân bức xúc, dựng lều phản đối.
Hà Nội có 187 điểm đen, khu vực ô nhiễm và bức xúc về môi trường
Thông tin về công tác bảo vệ môi trường Thủ đô, ông Lê Tuấn Định – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội cho biết, năm 2017 các cơ quan quản lý về môi trường thành phố đã kiểm tra, thanh tra 2.161 cơ sơ, xử lý vi phạm hành chính 588 cơ sở, tổng số tiền phạt trên 16 tỷ đồng, trong đó Công an thành phố thanh, kiểm tra lập hồ sơ đề nghị các cấp ra quyết định xử phạt hành chính 176 vụ.
Theo ông Định kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy số cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải vẫn còn thấp. Xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép, thực hiện không đúng các nội dung trong hồ sơ pháp lý về môi trường.
Hiện trên địa bàn Hà Nội có 187 điểm đen, khu vực ô nhiễm và bức xúc về môi trường, Sở TN-MT xây dựng lộ trình, biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để tại các khu vực này. Một trong các điểm đen là lưu vực sông Đáy, Tô Lịch…
Lãnh đạo Sở TN –MT thông tin, Hà Nội mỗi ngày hàng chục nghìn hộ gia đình sử dụng bếp than tổ ong thải ra 2.000 tấn khí CO2. Hà Nội dự kiến vận động người dân đến năm 2019 loại bỏ bếp than tổ ong thay thế bằng bếp cải tiến sử dụng nhiên liệu tự nhiên, nhiên liệu qua xử lý không gây ô nhiễm môi trường.
Lãnh đạo Sở TN-MT cho biết Hà Nội hiện có 10 trạm quan trắc tự động không khí và 1 xe quan trắc không khí tư động, với việc trồng cây xanh, di dời cơ sở sản xuẩt ô nhiễm…, hiện môi trường không khí các thông số các trạm quan trắc đo được ô nhiễm không khí đã giảm rất nhiều so với trước đây.
Tuy nhiên, Hà Nội đang rất khó khăn trong việc đưa ra các giải pháp chống ô nhiễm môi trường không khí, hồ nước và rác thải rắn vì thế rất quan tâm tìm kiếm sự hợp tác với các nước có kinh nghiệm và trình độ cao trong việc xử lý ô nhiễm.
Giới trẻ Hà Nội tự hào với mùa thay lá đẹp chẳng kém Hàn Quốc
Trên mạng xã hội, những ngày đầu tháng 3, giới trẻ Hà Nội thi nhau khoe ảnh check-in mùa thay lá đẹp đến nao lòng ... |
Bất ngờ xuất hiện 2 ô tô chung 1 biển số đẹp ở Hà Nội
Mới đây, mạng xã hội lại lan truyền thông tin về 2 chiếc ô tô dùng chung 1 biển số tại Hà Nội. |