Hà Nội mong có chế tài 'ép' bộ, ngành trả ‘đất vàng’ sau di dời

Mong muốn trên của UBND TP Hà Nội nhằm khắc phục tình trạng các Bộ ngành sau khi di dời vẫn “ôm” quỹ đất trong nội thành hoặc chuyển đổi mục đích đất, xây dựng dự án nhà ở, văn phòng, thương mại cao tầng.
ha noi mong co che tai ep bo nganh tra dat vang sau di doi
Nhiều Bộ, ngành vẫn bám trụ "đất vàng" sau khi được đầu tư xây dựng trụ sở mới.

Trong báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 16 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông, UBND TP Hà Nội nêu ra hàng loạt những vấn đề liên quan đến việc thực hiện di dời trụ sở các cơ quan hành chính, các cơ sở giáo dục và bệnh viện ra ngoại thành nhưng vẫn không chịu “buông” quỹ đất trong nội thành.

UBND TP Hà Nội cho biết, việc di dời các cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế, giáo dục ra ngoài khu vực nội đô đã được định hướng trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, đồng thời đã được luật hóa tại Điều 9, 15 Luật Thủ đô.

Trong đó giao Thủ tướng quy định biện pháp và lộ trình di dời các cơ quan, đơn vị, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, công nghiệp ra ngoài khu vực nội thành.

Ngày 23/1/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 130 về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành và cả UBND TP Hà Nội.

Đến nay, các Bộ đã trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt danh mục, tiêu chí, lộ trình và biện pháp, cơ chế tài chính về di dời các cơ quan, đơn vị cơ sở y tế, cơ sở giáo dục cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành.

Còn TP Hà Nội cũng không xem xét giải quyết các trường hợp mở rộng diện tích sử dụng đất và quy mô giường bệnh của các bệnh viện hiện có.

Chỉ chấp thuận một số dự án cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ, không tăng giường bệnh như bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức…

TP Hà Nội đã xem xét, giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng các cơ sở bệnh viện, giáo dục, các cơ quan đơn vị để phục vụ di dời.

Cụ thể, hiện có 8 bệnh viện đang thực hiện di dời, trong đó bệnh viện K cơ sở 2 và Bệnh viện nội tiết Trung ương.

Một số đã được phê duyệt quy hoạch khu đất để xây dựng bệnh viện mới như Bệnh viện Mắt Trung ương - cơ sở 2 tại phường Tây Tựu…

Tuy nhiên, theo đánh giá của của UBND TP Hà Nội, toàn bộ các cơ sở bệnh viện sau khi được giới thiệu, thỏa thuận địa điểm mới vẫn tiếp tục sử dụng cơ sở cũ trong nội thành, không thực hiện bàn giao quỹ đất cho thành phố.

Thành phố cũng đã bố trí quỹ đất cho các trường đại học tập trung tại Hòa Lạc với quy mô 279,5ha.

Đến nay, mới có 1 trường được giới thiệu di dời đến khu vực này - Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Cho đến nay, Đại học Y tế Công cộng là trường duy nhất đang thực hiện di dời.

Hà Nội cũng đã phối hợp với các Bộ và cơ quan giới thiệu, bố trí đất phục vụ di dời 9 cơ quan.

Trong đó 7 cơ sở vẫn tiếp tục giữ lại làm trụ sở hoặc bàn giao cơ quan Trung ương quản lý, 2 cơ sở đã được chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đầu tư xây dựng dự án nhà ở, văn phòng, thương mại cao tầng).

UBND TP Hà Nội đánh giá, công tác di dời các cơ sở trên được triển khai chậm, chưa đồng bộ.

Trong khi đó quỹ đất sau khi di dời được sử dụng làm cơ sở 2 hoặc lập dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, thương mại, mà không bàn giao quỹ đất sau di dời cho thành phố để quản lý, khai thác sử dụng để bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho địa phương.

Trước những vấn đề trên, UBND TP Hà Nội đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ ngành chủ trì, phối hợp chặt chẽ với thành phố và các đơn vị liên quan sớm hoàn chỉnh các quy hoạch ngành, danh mục, tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ sở y tế, giáo dục và bộ ngành.

TP Hà Nội cũng mong muốn có chế tài, quy định bắt buộc việc bàn giao lại quỹ đất sau khi di dời ra ngoài khu vực nội thành để thành phố ưu tiên xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị.

ha noi mong co che tai ep bo nganh tra dat vang sau di doi KDT Dương Nội: Phố biệt thự 'ma' giữa 'đất vàng' Thủ đô

Gần 80ha được quy hoạch để trở thành những khu biệt thự cao cấp, được kỳ vọng sẽ mang lại phong cách sống mới cho ...

ha noi mong co che tai ep bo nganh tra dat vang sau di doi Tân Hoàng Minh 'bỏ túi' bao nhiêu tiền khi nhận 20ha 'đất vàng' tại Hà Nội?

Tập đoàn Tân Hoàng Minh vừa qua được UBND TP. Hà Nội giao cho 20ha đất vàng quận Hoàng Mai để đổi lấy 2,6km đường ...

ha noi mong co che tai ep bo nganh tra dat vang sau di doi Tin kinh tế ngày 21/6: TP HCM được chuyển hơn 1.360ha đất thành nhà ở, Vinalines được phê duyệt cổ phần hóa

Tổng hợp tin tức kinh tế trong nước đáng chú ý trong ngày 21/6.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.