Hà Nội nắng nóng, chỉ số UV ở ngưỡng rất nguy hại, người dân cần hạn chế ra đường từ 12h-16h

Người dân Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng nhất kể từ đầu năm nay. Dự báo thời tiết từ cho thấy chỉ số tia UV ở Hà Nội có giá trị nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Từ ngày 5/5, thời tiết nắng nóng bắt đầu diễn ra diện rộng trên cả nước. Riêng trong ngày hôm qua 6/5, chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 9-10, TP HCM có giá trị từ 8-9 ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, tại Hà Nội, hôm nay tiếp tục là một ngày nắng nóng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 33-36 độ. Ngày 08 và 09/5, trời nắng nóng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-37 độ. 

Từ ngày 10/5, nắng nóng bắt đầu dịu dần.

Với thời tiết như hiện nay, người dân được cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

Nên làm gì để tránh tác hại từ tia UV?

Tia UV (bức xạ tia cực tím) là một dạng bức xạ điện từ đến từ mặt trời hay các nguồn nhân tạo như giường tắm nắng, mỏ hàn... 

Với ngưỡng UV tại Hà Nội hiện nay, người dân sẽ gặp nguy cơ bị bỏng da nếu đứng dưới ánh nắng mặt trời quá 25 phút mà không có đồ bảo vệ, đặc biệt vào các khung giờ từ 12h-16h.

Bên cạnh đó, chất lượng không khí tại thủ đô hôm nay cũng ở mức nguy hại, mang đến nguy cơ dị ứng, mẩn đỏ, khiến làn da yếu đi, khô và lão hóa nhanh...

Hà Nội nắng nóng, chỉ số UV ở ngưỡng rất nguy hại, người dân cần hạn chế ra đường từ 12h-16h - Ảnh 3.

Mọi người được khuyến nghị hạn chế ra đường từ 12h-16h (Ảnh: Hoàng Huy).

Để tránh ảnh hưởng nguy hại từ tia UV, người dân được khuyến nghị bôi kem chống nắng SPF 30+, mặc áo sơ mi, kính râm, đội mũ, không nên đứng dưới nắng quá lâu. Việc bôi kém chống nắng cần thực hiện thường xuyên thay vì bôi một lần cho cả ngày.

Sau khi về nhà, nên thực hiện tẩy trang, rửa mặt sạch sẽ để làn da được thông thoáng, tránh để bụi bẩn tích tụ gây ảnh hưởng xấu.

Bên cạnh đó, hạn chế ra đường, lái xe trong thời gian cao điểm 12-16h nắng nóng. Khi làm việc ngoài trời, cần có các phương tiện hỗ trợ để tránh tác động của nhiệt và tia tử ngoại.

Ngoài ra, thời tiết nắng nóng khiến lượng nước trong cơ thể bị mất đi nhiều qua nước tiểu, mồ hôi, đường thở, nếu bổ sung không đủ nước sẽ gây hại cho sức khỏe. Do đó, việc bù đủ nước là điều rất quan trọng.

Chống nắng ngay cả trong ô tô 

Tia UV vẫn có khả năng xuyên qua cửa kính ôtô gây hại cho da khi lái xe dưới trời nắng gắt. Do đó, người dân vẫn cần thực hiện các biện pháp chống nắng ngay cả khi ngồi trong ôtô.

Do đó, các biện pháp chống nắng trong ô tô được khuyến nghị bao gồm măc quần, áo dài, che chắn vùng da hở. Bôi kem chống nắng cho vùng da hở như mặt, cổ tay tiếp xúc với vô lăng...

Bên cạnh đó, nhiều người thường có thói quen mở điều hòa ôtô ở nhiệt độ thấp, nên khi ra ngoài, sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn có thể dẫn đến sốc nhiệt với biểu hiện đau đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu hoặc đột qụy, đặc biệt đối với người có tiền sử tăng huyết áp, bệnh tim mạch.

Để tránh nguy cơ sốc nhiệt, trước khi khởi động xe, phải tắt chế độ điều hòa A/C, tắt quạt. Còn khi khởi động xe, bật quạt thông gió, mở cửa kính để thổi bớt khí nóng ra ngoài khoang hành khách, đóng cửa kính rồi mới bật điều hòa. Sau đó, người dùng có thể tăng dần mức độ lạnh và tốc độ quạt gió để cơ thể thích nghi dần.


chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.