Không bắt buộc đo thân nhiệt, khai báo y tế với khách đi xe buýt nội đô Hà Nội

Sau khi trao đổi và thống nhất với Sở Y tế Hà Nội, Bộ GTVT đồng ý với đề xuất của Sở GTVT Hà Nội là chỉ khuyến khích việc đo thân nhiệt và khai báo y tế khi hành khách sử dụng xe buýt nội đô trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Không bắt buộc đo thân nhiệt, khai báo y tế với khách đi xe být nội đô Hà Nội - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Sở GTVT Hà Nội về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên xe buýt.

Trước đó, Bộ GTVT nhận được văn bản của Sở GTVT Hà Nội về việc khó khăn trong việc yêu cầu hành khách khai báo y tế và đo thân nhiệt trước khi lên xe buýt để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Sau khi nghiên cứu các biện pháp phòng dịch đã thực hiện đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt với các qui định hiện hành về phòng, chống dịch Covid-19, Bộ GTVT có ý kiến như sau:

Đối với xe buýt nội đô, xét đặc thù của loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt nội đô (dừng đỗ nhiều điểm để đón, trả khách, thời gian dừng đỗ ngắn, hành khách lên xuống xe liên tục...), việc yêu cầu hành khách khai báo y tế và đo thân nhiệt trước khi lên xe sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên đường.

Sau khi trao đổi và thống nhất với Sở Y tế Hà Nội, Bộ GTVT đồng ý với đề xuất của Sở GTVT Hà Nội là chỉ khuyến khích việc đo thân nhiệt và khai báo y tế khi hành khách sử dụng xe buýt nội đô trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đối với tuyến xe buýt kế cận, cần tiếp tục thực hiện việc đo thân nhiệt và sát khuẩn tay trước khi hành khách lên xe.

Sau khi hành khách ổn định chồ ngồi, yêu cầu hành khách thực hiện khai báo y tế theo hướng dẫn tại Công văn số 4145/BGTVT-CYT ngày 29/4/2020 của Bộ GTVT.

Ngoài ra, để đảm bảo giao thông an toàn trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT Hà Nội chỉ đạo các đơn vị vận tải vận hành mạng lưới xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng chống dịch của Bộ GTVT và ngành Y tế.

Cụ thể như: đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giãn cách hành khách trên phương tiện, thường xuyên khử khuẩn các bề mặt phương tiện trước khi đón khách và sau khi kết thúc chuyến đi trong ngày.

Nhắc nhở hành khách hạn chế nói chuyện, ăn uống trên xe, không khạc nhổ bừa bãi.

Khi phát hiện hành khách có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh (sốt, ho, khó thở) thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ hoặc điện thoại cho đường dây nóng của Sở Y tế Hà Nội hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 19003228 hoặc 19009095).

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.