Vừa hết ca làm việc buổi sáng, chị N.T.Q. (Hoàng Cầu, Hà Nội) đã tranh thủ chạy ra phố đổi tiền nổi tiếng ở Hà Nội là Trần Nhân Tông ... để nghe ngóng xem đổi tiền ở đây có vấn đề gì không. Nếu không sao thì hết giờ làm, chị Q. sẽ mang 5.000 USD qua đổi luôn sang tiền Việt cho yên tâm.
Lý do phải bỏ cả giấc ngủ trưa đi đổi tiền vì theo chị Q: “Vài ngày nay, mọi người bàn tán xôn xao về việc đổi tiền tại các tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ bị phạt rất nặng, nên tôi muốn đổi hết số ngoại tệ trong nhà đi cho yên tâm".
Trên phố Hà Trung, việc mua bán vẫn diễn ra rất sôi động. |
“Bình thường, đổi hợp lệ tại các ngân hàng nhưng lại phải chứng minh các thủ tục lằng nhằng, nên tôi toàn đem ra các phố vàng, bạc để đổi cho tiện. Giá trị sẽ thấp hơn một chút, nhưng bù lại, mọi giao dịch đều nhanh, gọn”, chị Q. nói.
Nhưng không may cho chị Q., vừa vào một cửa hàng rất nổi tiếng tại đây, nhân viên đã từ chối đổi ngoại tệ cho chị Q. và nói: “Bên em đã dừng đổi ngoại tệ một năm nay. Tuy nhiên, nếu chị mua sản phẩm của bên em thì sẽ được hỗ trợ đổi ngoại tệ".
Trên phố Trần Nhân Tông, một số cửa hàng đã dừng giao dịch ngoại tệ từ gần một năm nay |
Thế nhưng, ở phố Hà Trung thì cửa hàng nào cũng sẵn sàng đổi cho chị Q. với số lượng không hạn chế. Tham khảo vài cửa hàng để xem có bán ra được với giá cao hơn không nhưng hôm nay mức giá mua vào ngoại tệ đều là 23.450 đồng/USD, bán ra là 23.470 đồng/USD.
Mọi giao dịch đều nhanh gọn, nhưng theo chị Q: “Mọi giao dịch tại các cửa hàng như này đều không có giấy biên nhận như đổi tiền tại các ngân hàng. Nếu dính phải tiền giả hay thiếu thì người đến mua bán phải tự chịu trách nhiệm".
Nhiều cửa hàng trên phố Hà Trung đều có giá mua vào và bán ngoại tệ ra tương đương nhau. |
“Nếu khách hàng giao dịch ngoại tệ có yêu cầu giấy tờ thì cũng chỉ nhận được một tờ giấy trắng có ghi số tờ ngoại tệ có giá trị bằng bao nhiêu tiền VIệt. Tờ giấy đó không hề có tên hay địa chỉ cửa hàng”, chị Q. cho biết thêm.
Cùng tâm trạng lo lắng như chị Q., chị P.T.A (Q. Thanh Xuân, Hà Nội) cũng mang một ít ngoại tệ trong nhà đi đổi “thử”. Chị A. cho biết: “Tôi vẫn đổi suốt mà chưa có vấn đề gì. Nếu chẳng may người đi đổi bị phạt thì thật vô lý, vì họ không thể biết được cửa hàng này có được cấp phép để đổi hay không?”.
“Nếu có hỏi thì cửa hàng đó dĩ nhiên sẽ bảo có. Đó là chưa kể, nếu Việt kiều về nước, họ có nhu cầu đổi tiền thì càng không thể biết được ở đâu là nơi cấp phép chuyện này”, chị A. chia sẻ thêm.
Trước sự lo lắng của nhiều người về việc đổi tiền có bị tạm dừng ở nhiều phố vàng tại Hà Nội hay không, PV Dân trí đã liên lạc ngẫu nhiên với một vài cửa hàng. Câu trả lời nhận được đều là mọi việc diễn ra bình thường.
Tiệm vàng Thảo Lực vừa bị xử phạt. |
Vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng tại Cần Thơ đang khiến nhiều người dân tại Hà Nội hoang mang, vì nếu lỡ bị phạt như anh thợ điện kia thì quả thật là “đen đủi”. Sự việc trên cũng đã thu hút được rất nhiều bình luận của bạn đọc gửi về báo. Đại đa số các ý kiến cho rằng, mức phạt trên với anh thợ điện là quá cao so với mức độ vi phạm. Một số luật sư cũng cho rằng, khung hình phạt cho lỗi vi phạm trên là bất hợp lí và cần phải sửa đổi.
Hỏi đáp pháp luật: Đổi USD ở đâu để không bị xử phạt, quy định mới về mức đóng bảo hiểm y tế
Hỏi đáp pháp luật ngày 24/10 có những vấn đề nổi bật sau: Đổi USD ở đâu để không bị xử phạt; được mang tối ... |
Uber kháng cáo khoản phạt 4,8 triệu USD của Singapore
Uber yêu cầu Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Singapore (CCCS) hủy bỏ khoản phạt với công ty sau vụ sáp nhập với Grab. |
Phó chủ tịch ký xử phạt vụ đổi 100 USD từng 'dính' tai tiếng trong đợt thi tuyển công chức ở Bộ Công thương
Ông Trương Quang Hoài Nam trước khi được luân chuyển vào làm Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã giữ chức Cục trưởng Quản ... |
Công an TP Cần Thơ nói gì về vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng?
Theo Công an TP Cần Thơ, trường hợp ông Rê có hoàn cảnh khó khăn thì làm đơn gửi UBND TP xem xét giải quyết ... |