Giảm mức phạt mua bán ngoại tệ, vàng miếng trái phép

Đó là nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

giam muc phat mua ban ngoai te vang mieng trai phep
Ảnh minh họa.

Nguyên tắc xử phạt

Dự thảo bổ sung một số nguyên tắc xử phạt như sau:

- Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần; tổ chức (kể cả mọi đơn vị trực thuộc của tổ chức) có hành vi vi phạm đều phải bị xử phạt hành chính.

- Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính là hậu quả của hành vi vi phạm hành chính khác thì người có thẩm quyền xem xét, xử phạt đối với hành vi vi phạm là nguyên nhân của vi phạm hành chính;

- Đối với những hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định này (hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt tiền) quy định hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, căn cứ vào giá trị vi phạm và có tình tiết giảm nhẹ, người có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.

Xử phạt vi phạm hành chính

Dự thảo Nghị định mới quy định mức phạt là 10-20 triệu đồng, thay vì mức phạt đang áp dụng là 80-100 triệu đồng với hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi.

Hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản thường chỉ áp dụng chủ yếu để răn đe, giáo dục người dân tôn trọng, có ý thức thực thi pháp luật.

Ngoài ra, dự thảo đã giảm mức phạt với hành vi mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh xuống còn 10-20 triệu đồng thay vì mức 30-60 triệu đồng như hiện hành.

Dự thảo cũng quy định, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng tên tổ chức ghi trên các tài liệu, giấy tờ trong hoạt động không đúng tên tổ chức ghi trong giấy phép.

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định.

Đối với việc thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng:

- Thay đổi tên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá 5 ngày làm việc, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng.

- Thành lập, khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài của ngân hàng thương mại.

Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn trở thành cổ đông thường và ngược lại khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Đối với hành vi thay đổi mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản sẽ bị phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng.

Dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP đã bổ sung nhiều hành vi bị xử phạt nặng trong thanh toán ngân hàng.

Cụ thể: xử phạt từ 50 đến 100 triệu đồng đối với hành vi lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ; tiết lộ và cung cấp thông tin thẻ, chủ thẻ và giao dịch thẻ ngân hàng; Phạt ngân hàng từ 10 đến 15 triệu đồng đối với hành vi không thông báo việc lắp đặt, thay đổi địa điểm, thay đổi thời gian hoạt động, chấm dứt hoạt động của máy giao dịch tự động; không đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống máy giao dịch tự động; không giám sát mức tồn quỹ tại máy giao dịch tự động, không đảm bảo máy giao dịch tự động phải có tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng theo quy định.

Ngân hàng không đảm bảo yêu cầu về hạn mức cho một lần rút tiền tại máy giao dịch tự động cũng sẽ bị phạt từ 15 đến 20 triệu đồng.

Dự thảo còn bổ sung quy định xử lý vi phạm quy định về mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; xử lý vi phạm về công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng…

Tại Công văn số 11703/VPCP-KTTH ngày 30/11/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 96/2014/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ngay việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 96/2014/NĐ-CP theo đúng trình tự, thủ tục quy định, lấy ý kiến đầy đủ, rộng rãi của các đối tượng áp dụng và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, bảo đảm công khai, minh bạch, báo cáo Chính phủ trong thời gian sớm nhất”.
giam muc phat mua ban ngoai te vang mieng trai phep Trang trí xe cổ vũ đội tuyển Việt Nam như thế nào để không bị xử phạt?

Để thể hiện tình yêu với đội tuyển Việt Nam trước thềm chung kết lượt về AFF Cup 2018, các fan hậm mộ cuồng nhiệt ...

giam muc phat mua ban ngoai te vang mieng trai phep Khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT như thế nào?

Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm ...

giam muc phat mua ban ngoai te vang mieng trai phep Cách tính thời hiệu xử phạt vi phạm và thời hạn truy thu thuế

Hành vi vi phạm hành chính về thuế, nếu còn trong thời hiệu sẽ bị xử phạt. Nếu hết thời hiệu sẽ không bị xử ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.