Cách tính thời hiệu xử phạt vi phạm và thời hạn truy thu thuế

Hành vi vi phạm hành chính về thuế, nếu còn trong thời hiệu sẽ bị xử phạt. Nếu hết thời hiệu sẽ không bị xử phạt.

Theo Điều 155 trong Bộ Luật Dân Sự, thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện. Vậy thời hiệu trong việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế được xác định như thế nào?

Tại Khoản 35, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, quy định thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế:

“Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm”.

cach tinh thoi hieu xu phat vi pham va thoi han truy thu thue
Ảnh minh họa.

Thời hiệu xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế

Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC có quy định như sau:

“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế

a) Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 2 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Đối với trường hợp làm thủ tục thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục thuế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

b) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm; hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm.

Đối với các trường hợp theo quy định của pháp luật cơ quan thuế phải ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế thì thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm, hành vi trốn thuế là ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

Trường hợp kỳ tính thuế có hành vi vi phạm nếu được gia hạn nộp thuế thì thời hiệu xử phạt tính từ ngày kế tiếp ngày được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đến ngày ra quyết định xử lý.

c) Đối với trường hợp hồ sơ do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế để xử lý theo quy định tại Điều 25 Thông tư này thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

d) Trong thời hiệu quy định tại Điểm a, b, c Khoản này mà người nộp thuế cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này mà thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Ngày chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt là ngày người vi phạm tự giác đến cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt trình báo và nhận thực hiện các hình thức xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền phải lập biên bản ghi nhận việc này và lưu 01 bản vào hồ sơ vi phạm, 01 bản giao cho người vi phạm.”

Theo quy định trên, thời hiệu xử phạt hành vi vi phạm hành chính thuế cụ thể là:

- Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt hành chính về thuế là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt.

- Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm; hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu xử phạt là 5 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

Thời hạn truy thu thuế

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định về thời hạn truy thu thuế đối với những hành vi vi phạm hành chính về thuế như sau:

“Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp, người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế”.

Theo quy định trên, quy định về thời hạn truy thu thuế cụ thể là:

- Thời hạn truy thu thuế đối với những hành vi vi phạm hành chính về thuế là 10 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

- Đối với trường hợp, người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế, số tiền trốn thuế, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế.

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Đồng thời, tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định rất rõ ràng đối với thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:

“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế theo hình thức phạt tiền (là ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó”.

Theo đó, trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính về thuế nếu trong thời hạn 6 tháng hoặc 1 năm kể từ ngày chấp nhận xử phạt cảnh cáo, ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính về thuế theo hình thức phạt tiền hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành mà không tái phạm những hành vi vi phạm hành chính về thuế thì được coi như chưa bị vi phạm hành chính về hành vi đó.

cach tinh thoi hieu xu phat vi pham va thoi han truy thu thue Thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh

Thủ tục đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh được quy định tại thông tư 111/2013/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC, Thông tư 95/2016/TT-BTC.

cach tinh thoi hieu xu phat vi pham va thoi han truy thu thue Thay đổi chính sách thuế đối với xe chuyển nhượng

Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với xe ô tô chuyển nhượng thực hiện theo pháp luật về thuế ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: hoidapphapluatvnm@gmail.com.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.