Hà Nội thúc kiểm tra xử lý các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai

Hà Nội yêu cầu các sở ngành đôn đốc, kiểm tra, xử lý các dự án sử dụng đất vốn ngoài ngân sách chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai và báo cáo lại UBND thành phố trong tháng 8.

Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản về việc thực hiện các nội dung kiến nghị của HĐND thành phố về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn.

Theo đó, UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2021- 2023 việc đôn đốc, kiểm tra, xử lý các dự án sử dụng đất vốn ngoài ngân sách chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố; báo cáo UBND thành phố trong tháng 8 để xem xét, chỉ đạo.

UBND TP Hà Nội cũng chỉ đạo các sở, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động, tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm tra, đôn đốc, xử lý các vi phạm.

Cùng với đó, các cơ quan tạo điều kiện, hướng dẫn nhà đầu tư giải quyết các vướng mắc; thực hiện chấm dứt dự án đầu tư, thu hồi đất do không đưa vào sử dụng, chậm đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật.

Hà Nội thúc kiểm tra xử lý các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai - Ảnh 1.

Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội tái giám sát các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm sáng 16/4. (Nguồn: Trang TTĐT đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội).

Trước đó, ngày 28/7, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã có báo cáo về kết quả tái giám sát tình hình quản lý các dự án sử dụng đất, triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội. 

Theo đó, TP Hà Nội còn 350 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay.

Trong số này, có 63 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tục đầu tư, chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt; 287 dự án đã được giao đất chậm triển khai, vi phạm Luật đến thời điểm tháng 5/2021.

Thường trực HĐND TP Hà Nội chỉ ra, nguyên nhân khách quan của tình trạng chậm trễ này là quy định pháp luật về quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng còn chồng chéo, chưa đồng bộ và chậm được tháo gỡ. Một số dự án phải tạm dừng để rà soát điều chỉnh quy hoạch; hoặc gặp khó khăn trong công tác thỏa thuận, đền bù giải phóng mặt bằng…

Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân chủ quan khác như việc quản lý, đôn đốc, kiểm tra của chính quyền các cấp, các sở, ngành chưa thực sự quyết liệt, thường xuyên. Nhiều chủ đầu tư dự án không chấp hành pháp luật đất đai và chế độ báo cáo giám sát đầu tư, cố ý sử dụng đất sai mục đích hoặc cố tình chây ỳ triển khai dự án...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.