Hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên, Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ?

Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc vừa được hạ thủy hôm nay có một số cải tiến so với hàng không mẫu hạm đầu tiên là Liêu Ninh, nhưng bị đánh giá là còn thua xa công nghệ của Mỹ.
ha thuy tau san bay noi dia dau tien trung quoc van thua xa my
Lễ hạ thủy tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Theo Tân Hoa Xã, lễ hạ thủy tàu sây bay thứ hai của Trung Quốc diễn ra hôm nay ở nhà máy đóng tàu ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.

Chiếc tàu sân bay tạm thời được gọi là Type-001A và chưa có tên chính thức. Lễ hạ thủy bắt đầu vào khoảng 9h sáng tại xưởng đóng tàu của Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc.

Type-001A là hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc sau Liêu Ninh, tàu sân bay cũ mà Bắc Kinh mua lại từ Ukraine và đưa vào hoạt động vào năm 2012.

Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay thứ hai sau buổi lễ mừng 68 năm ngày thành lập quân đội Trung Quốc (PLA) hôm 23/4, trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên xung quanh chương trình hạt nhân và tên lửa Bình Nhưỡng.

Tàu sân bay mới Type-001A của Trung Quốc có chiều dài 315m, rộng 75m và tốc độ di chuyển 31 hải lý/giờ. Lượng choán nước của tàu là 70.000 tấn. Con tàu này lớn hơn Liêu Ninh một chút.

Trung Quốc bắt đầu phát triển tàu sân bay mới vào tháng 11/2013 và đưa nó tới nhà máy tàu ở Đại Liên vào tháng 3/2015.

Trung Quốc mất 5 năm để sản xuất tàu sân bay mới. Dù cách bố trí trên tàu gần giống với Liêu Ninh, Type-001A được lắp đặt các thiết bị mới và có khả năng hoạt động tiên tiến hơn so với Liêu Ninh. Type-001A có nhà chứa máy bay lớn để mang thêm nhiều máy bay chiến đấu J-15. Không gian trên boong tàu dùng để đỗ trực thăng và các máy bay khác.

ha thuy tau san bay noi dia dau tien trung quoc van thua xa my
Cấu trúc bên trong tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: SCMP

Chậm chân

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự nhận định, việc Trung Quốc ra mắt tàu sân bay nội địa chỉ cho thấy mức khiêm tốn trong quá trình hiện đại hóa quân đội nước này khi khoảng cách công nghệ giữa hải quân của PLA và đối thủ mạnh nhất của họ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là hải quân Mỹ còn xa.

"Trong khi Trung Quốc đang tổ chức lễ hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên, nước này cũng nên lưu ý rằng Mỹ có thể triển khai siêu tàu sân bay lớp Ford tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh cho hay.

"Mỹ đang cố tình nhắc Trung Quốc rằng, khoảng cách giữa hải quân PLA và các nhóm tàu sân bay tấn công Mỹ cùng khả năng tác chiến của chúng sẽ được nới rộng khi tàu sân bay Gerald R. Ford được đưa vào hoạt động trong năm nay”, ông Li nói.

Tàu sân bay Mỹ dùng năng lượng hạt nhân có trọng lượng 100.000 tấn, gần như gấp đôi so với Type-001A. Hàng không mẫu hạm khổng lồ của Mỹ được vận hành bởi hai lò phản ứng hạt nhân tiên tiến và được trang bị hệ thống phóng máy bay điện từ.

Trong khi đó, Type-001A của Trung Quốc vẫn duy trì phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu giống như Liêu Ninh. Và khi tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc, Type002, dự kiến được hạ thủy vào năm 2011, nó vẫn không phải là loại tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân với máy phóng điện từ, theo Li.

Theo chuyên gia Li, tàu sân bay Type002 của Trung Quốc có thể giữ nguyên hệ thống máy phóng hơi nước tiêu chuẩn bởi Bắc Kinh “không thể phát triển hoàn thiện một tàu sân bay thế hệ mới chỉ trong vài năm”.

“Theo mức độ nào đó, chúng ta thấy khoảng cách công nghệ trong kỹ thuật đóng tàu sân bay giữa Trung Quốc và Mỹ đang dần nới rộng và không có dấu hiệu cho thấy khoảng cách này sẽ được thu hẹp”.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.