Hạ viện Mỹ 'rơi' vào tay Đảng Dân chủ: Các Tổng thống Mỹ trước Tổng thống Donald Trump từng gặp các vấn đề tương tự như thế nào?

Sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, Hạ viện Mỹ đã "rơi" vào tay đảng Dân chủ. Hãy cùng nhìn lại những rắc rối mà các đời tổng thống tiền nhiệm của ông Donal Trump gặp phải khi để Thượng viện hoặc Hạ viện mất vào đảng đối lập.
ha vien my roi vao tay dang dan chu cac tong thong my truoc tong thong donald trump tung gap cac van de tuong tu nhu the nao
Tổng thống Donald Trump.

Donald Trump (đảng Cộng hòa)

Cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 6/11 đã khiến Hạ viện rơi vào tay đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump giữ được Thượng viện.

Nhiều chuyên gia dự đoán, khi mất quyền kiểm soát Hạ viện, Trump có thể thỏa hiệp với đảng Dân chủ. Có khả năng Trump sẽ bị luận tội sau kết quả bầu cử này. Tuy nhiên, để luận tội tổng thống cần ít nhất 218/435 phiếu thông qua tại Hạ viện và tiếp tục chuyển lên Thượng viện.

Mất Hạ viện vào tay đảng Dân chủ cũng khiến chương trình chính sách của Trump gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với chi tiêu ngân sách.

ha vien my roi vao tay dang dan chu cac tong thong my truoc tong thong donald trump tung gap cac van de tuong tu nhu the nao
Tổng thống George H. W. Bush.

George H. W. Bush (đảng Cộng hòa)

George H. W. Bush được đánh giá là vị tổng thống "thực dụng". Đối mặt với một quốc hội do đảng Dân chủ nắm quyền, đất nước bị thâm hụt ngân sách, vị tổng thống đảng Cộng hòa này tập trung sự chú ý của mình vào các vấn đề đối ngoại.

Ông nhận được sự ủng hộ quốc tế về cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh, giành được cả thắng lợi về quân sự và ngoại giao sau cuộc chiến này.Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ dưới thời ông lại khá thảm hại.

Giữa những năm 1990, khi kinh tế suy thoái, hình ảnh của ông chuyển từ "anh hùng đi chinh phục" sang "chính trị gia bị làm phiền bởi những vấn đề kinh tế".

Tuy có thất bại như vậy nhưng ông vẫn được đánh giá rất cao (xếp hạng hiệu suất công việc 56%) khi rời nhiệm sở.

ha vien my roi vao tay dang dan chu cac tong thong my truoc tong thong donald trump tung gap cac van de tuong tu nhu the nao
Tổng thống Bill Clinton.

Bill Clinton (đảng Dân chủ)

Bill Clinton đã trải qua 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ, từ năm 1993 đến 2001. Sau 2 năm cầm quyền, đảng Dân chủ của Clinton thất bại thảm hại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1994, mất quyền kiểm soát cả 2 viện vào tay đảng Cộng hòa.

Sau cuộc bầu cử, Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich đẩy mạnh sáng kiến Khế ước với nước Mỹ (Contract with America), tổng thống Clinton phải cố gắng để bảo vệ ngân sách.

Chính phủ Clinton và Quốc hội dưới quyền phe Cộng hòa không đồng tình với nhau về một biện pháp thỏa hiện nên chính quyền bị tê liệt.

ha vien my roi vao tay dang dan chu cac tong thong my truoc tong thong donald trump tung gap cac van de tuong tu nhu the nao
Tổng thống Gerald Ford.

Gerald Ford (đảng Cộng hòa)

Cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1974 diễn ra trong vòng chưa đầy 3 tháng sau khi Gerald Ford lên làm tổng thống.

Đảng Dân chủ đã biến sự bất mãn của cử tri trở thành chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện, giành được 49 ghế từ đảng Cộng hòa. Ngay cả ghế của Ford trong Hạ viện cũng bị một người của đảng Dân chủ lấy mất.

Trong cuộc bầu cử Thượng viện, phe đối lập lại tiếp tục giành được 61 ghế. Cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ lần thứ 94 ghi nhận tỷ lệ áp đảo phiếu bầu cao nhất kể từ thời tổng thống Andrew năm 1860.

Kể từ khi nhậm chức, Ford phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về kinh tế. Nước Mỹ khi ấy bước vào giai đoạn lạm phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và sự cạnh tranh ngày một tăng của các nước như Nhật Bản.

Để kiềm chế lạm phát, Ford đã áp dụng nhiều bienj pháp để kiểm soát chi tiêu của người dân.Tháng 10/1974, ông kêu gọi mọi người thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu, đặc biệt là xăng dầu.Tuy nhiên, chương trình này lại bị người dân Mỹ nghi ngờ.

Đến tháng 11/1974, khi đất nước chìm vào suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau Đại suy thái, Ford đã rút lại đề xuất tăng thuế của mình.

2 tháng sau, ông đề nghị giảm thuế 1 năm để kích thích tăng trưởng kinh tế, kết hợp cắt giảm chi tiêu để tránh lạm phát.

Sự thay đổi chính sách liên tục đã khiến ông bị chỉ trích. Quốc hội đáp lại bằng việc thông qua một kế hoạch cắt giảm thuế sâu hơn và tăng chi tiêu của chính phủ.

Sau nhiều thăng trầm, đến năm 1976, nền kinh tế Mỹ đã hồi phục nhưng vị tổng thống này đã bị lên án rất nhiều trong quá trình xử lý khủng hoảng.

ha vien my roi vao tay dang dan chu cac tong thong my truoc tong thong donald trump tung gap cac van de tuong tu nhu the nao
Tổng thống Harry S. Truman thiệt hại ở cả 2 viện trong Quốc hội.

Harry S. Truman (đảng Dân chủ)

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1946 đã khiến đảng Dân chủ của Tổng thống Harry S. Truman thiệt hại ở cả 2 viện trong Quốc hội.

Đảng Cộng hòa, vốn không kiểm soát các viện kể từ cuộc bầu cử năm 1932, đã giành quyền kiểm soát cả Thượng viện lẫn Hạ viện trong lần này.

Đảng của ông Truman bị thất bại vì nền kinh tế hậu chiến đáng thất vọng. Cuộc bầu cử là một cú đánh trời giáng nhằm vào hy vọng đưa các chính sách đối nội được quốc hội thông qua của ông Truman.

Tuy nhiên, sau thất bại của cuộc bầu cử, những công đoàn lao động đã đáp trả bằng các hành động mạnh mẽ.

Các tổ chức Công hội (CIO) đã tiến hành thanh lọc hội viên và những cảm tình viên cực tả.

Nhiều tổ chức cũng tiến hành đổi mới tương tự.Chính điều này đã thúc đẩy việc ông Truman tái đắc cử năm 1948.

ha vien my roi vao tay dang dan chu cac tong thong my truoc tong thong donald trump tung gap cac van de tuong tu nhu the nao
Tổng thống đảng Cộng hòa Herbert Hoover.

Herbert Hoover (đảng Cộng hòa)

Cuộc bầu cử năm 1930 diễn ra giữa nhiệm kỳ của Tổng thống đảng Cộng hòa Herbert Hoover. Diễn ra không lâu sau cuộc Đại suy thoái, đảng Cộng hòa đã bị thiệt hại đáng kể.

Đây cũng là cuộc bầu cử cuối cùng của Hệ thống đảng thứ tư (Fourth Party System) và cũng là lần đầu tiên đảng Dân chủ kiểm soát cả 2 viện Quốc hội kể từ năm 1918.

Đảng Cộng hòa đã mất 52 ghế vào tay đảng Dân chủ trong Hạ viện và mất 8 ghế tại Thượng viện.

Mặc dù thất bại trong cuộc bầu cử, Hoover vẫn không thay đổi chính sách của mình. Ông không nghe theo lời khuyên rót tiền cho các công trình công cộng của Chủ tịch ủy ban việc làm.

Thay vào đó, chính quyền của ông kêu gọi cân bằng ngân sách. Chính vì thế, cuộc suy thoái kinh tế sau cuộc bầu cử càng diễn ra khốc liệt hơn.

Hàng loạt ngân hàng bị phá sản, Cục Dự trữ Liên bang phải tăng lãi suất để ngăn thất thoát vàng.

Đến giữa năm 1931, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã lên đến 15%, đẩy đất nước vào nỗi lo một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ hơn.

ha vien my roi vao tay dang dan chu cac tong thong my truoc tong thong donald trump tung gap cac van de tuong tu nhu the nao
Tổng thống William Howard Taft.

William Howard Taft (dảng Cộng hòa)

Trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1911, đảng Dân chủ đã giành quyền kiểm soát Hạ viện lần đầu tiên kể từ năm 1894.

Lúc này, tổng thống đương nhiệm William Howard Taft tiếp tục nỗ lực của người tiền nhiệm để phá vỡ các nghiệp đoàn thông qua luật Chống độc quyền Sherman.

Vào tháng 6/1911, khi Hạ viện giành được quyền kiểm soát Hạ viện, những phiên điều trần chống lại Tập đoàn Thép Hoa Kỳ (US Steel) bắt đầu.Công ty này được mở rộng dưới thời cựu tổng thống Roosevelt.

Ông Taft, khi ấy là Bộ trưởng Chiến tranh đã ca ngợi việc US Steel mua lại các doanh nghiệp khác.

Nhưng đến tháng 10/1911, Bộ tư pháp của tổng thống Taft đã khởi kiện US Steel, yêu cầu trả lại sự độc lập cho hơn 100 công ty con. Những lời bào chữa đã không được Taft xem xét.

Ông còn cáo buộc Roosevelt "cổ vũ độc quyền và bị những nhà tư bản thông minh lừa bịp".

Roosevelt cảm thấy bị xúc phạm, cho rằng Taft không thể trốn tránh trách nhiệm khi nói mình không biết gì về những công ty này.

Một vụ kiện chống độc quyền khác cũng ảnh hưởng đến chính trị của Taft là vụ chống International Harvester Company.Nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp này bị kiện đầu năm 1912.

Chính quyền Roosevelt đã điều tra doanh nghiệp này nhưng lại không có hành động và quyết định này được Taft ủng hộ.

ha vien my roi vao tay dang dan chu cac tong thong my truoc tong thong donald trump tung gap cac van de tuong tu nhu the nao Nhà Trắng 'cấm cửa' phóng viên CNN cãi tay đôi với TT Trump

Jim Acosta, phóng viên CNN, bị đình chỉ thẻ ra vào Nhà Trắng vài giờ sau cuộc tranh cãi với Tổng thống Mỹ Donald Trump ...

ha vien my roi vao tay dang dan chu cac tong thong my truoc tong thong donald trump tung gap cac van de tuong tu nhu the nao Người gốc Việt thắng lớn trong bầu cử giữa kì tại Mỹ

Theo Los Angeles Times, cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ năm nay ghi nhận số lượng ứng viên gốc Việt tại quận Cam, bang ...

ha vien my roi vao tay dang dan chu cac tong thong my truoc tong thong donald trump tung gap cac van de tuong tu nhu the nao Chiến tranh thương mại ra sao sau kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ?

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không thay đổi nhiều sau bầu cử giữa kỳ ở Mỹ. Nhưng lưỡng đảng sẽ có nhiều quyền ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.