Hàng loạt ngân hàng nhảy vào cuộc đua hỗ trợ cá nhân lắp điện mặt trời

Trước cơn sốt điện mặt trời, không chỉ các doanh nghiệp được hỗ trợ mà khách hàng cá nhân cũng sẽ được hưởng các gói vay tín chấp với lãi suất từ 10% mỗi năm.

Ngân hàng dồn dập mở cuộc đua cho vay đầu tư điện mặt trời 

Tiên phong trong lĩnh vực đầu tư mạnh vào điện mặt trời dành cho khách hàng cá nhân là Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam (HSBC Việt Nam). Nhà băng này vừa ra mặt chương trình tín dụng xanh, hỗ trợ khách hàng cá nhân vay theo dạng tín chấp, để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái.

Những khách hàng hiện hữu của ngân hàng tại Đà Nẵng và TP HCM sẽ nhận được khoản vay với lãi suất 11,99% dành cho khách hàng Premier và 12,99% dành cho khách hàng cá nhân khác. Gói vay theo dạng tín chấp, thời hạn vay lên đến 60 tháng với hạn mức từ 30 triệu đến 500 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu khách hàng chọn đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Đầu tư GIC (GIC), đối tác của chương trình, sẽ được hưởng chiết khấu trực tiếp. Khách hàng Premier sẽ được giảm 14% và 12% cho khách hàng cá nhân khác.

01

Xu hướng lắp đầy mái nhà bằng các tấm pin mặt trời ngày càng lan rộng tại khu vực phía Nam. (Ảnh: HSBC).

Điện mặt trời trở thành cơn sốt với các hộ gia đình, đặc biệt là khu vực phía Nam bởi số giờ nắng nhiều và góc nhập xạ lớn. Nguồn điện sạch này giúp các hộ gia đình giảm chi phí điện mỗi tháng, giảm áp lực cho nguồn cung cấp điện quốc gia và hướng đến một tương lai phát triển bền vững hơn với lượng khí thải carbon thấp cho Việt Nam. Theo đại diện GIC, lợi ích của điện mặt trời kg chỉ đảm bảo như cầu sử dụng điện cho hộ gia đình, mà còn tăng thu nhập, vì nguồn điện thừa sẽ được ngành điện mua lại bổ sung cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Theo HSBC, với nhu cầu về điện dự kiến tăng 8% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2031, Việt Nam cần phải sản xuất 60.000 MW điện vào năm 2020, 96.500 MW vào năm 2025 và 129.500 MW vào năm 2030. Để thực hiện được điều đó, Chính phủ đang tiến tới phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để đảm bảo đảm bảo đủ sản lượng điện và giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. 

Nắm bắt xu hướng trên, trước HSBC, một số ngân hàng đã ra mắt các gói vay hỗ trợ. Ngân hàng BIDV phối hợp CTCP Đầu tư và Phát triển năng lượng mặt trời Bách Khoa (SolarBK) hỗ trợ cho các hộ gia đình (trong liên kết của SolarBK) vay tối đa 75% tổng vốn đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái. Gói vay này có thời hạn 12-36 tháng, lãi suất 10%/năm.

 Vietcombank, Agribank, Vietinbank và HD Bank cũng đã vào cuộc đua cho vay hoặc đầu tư vào các dự án điện năng lượng mặt trời của khách hàng doanh nghiệp.

Những người tiên phong lắp điện mặt trời tại TP HCM đã nhận tiền bán điện từ EVN

Ngày 9/5/2019, những người dân đầu tư điện mặt trời trên địa bàn TP HCM lần đầu tiên được trả tiền điện từ EVN sau thời gian dài phát điện lên lưới. Theo điện lực TP HCM, các hộ dân này bắt đầu đầu tư điện mặt trời từ cuối 2016, đầu 2017. Điện mặt trời chỉ phát được ban ngày, ban đêm những hộ dân này vẫn sử dụng điện lưới. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ không đáng kể. Lượng điện thừa ban ngày sẽ được EVN thu mua. Hợp đồng mua bán sẽ được kí vào thời điểm hộ dân đăng kí lắp điện mặt trời.

mattroi1-1-2read-only-1557414217659173575989

Hệ thống điện mặt trời có công suất 6kWp tại nhà một hộ dân ở quận 3, TP HCM, một trong những hộ dân lắp điện mặt trời đầu tiên trên địa bàn đã đã được tiền bán điện. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Theo Tổng công ty Điện lực TP HCM, đã có hơn 1.400 trường hợp lắp đặt điện mặt trời áp mái nối lướitrên địa bàn. Lượng điện phát lên lưới hiện đạt hơn 4,2 triệu kWh. Nếu nhân với đơn giá năm 2019 là 2.134 đồng/kWh, số tiền ngành điện phải trả cho khách hàng gần 9 tỉ đồng.

Tính đến ngày 8/5, đã có hàng trăm trường hợp được các công ty điện lực chốt chỉ số làm cơ sở thanh toán tiền điện mặt trời. Theo phiếu chốt chỉ số, có nhiều trường hợp chỉ đầu tư điện mặt trời với công suất 3-10kWp nhưng số lượng điện đưa lên lưới là 2.000 - 7.752kWh, tương ứng số tiền khách hàng được ngành điện chi trả từ 4 triệu đến hơn 16 triệu đồng/trường hợp.

Theo ông Thái Huy Đức - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Điện Xanh, hiện không chỉ hộ gia đình, doanh nghiệp có sẵn tiềm lực tài chính đầu tư hệ thống điện mặt trời, mà những hộ, doanh nghiệp chưa có đủ tài chính vẫn có thể lắp điện mặt trời. Nguồn lực đầu tư do chính các đơn vị lắp đặt liên kết với ngân hàng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có nhu cầu. 

Việc bùng nổ đầu tư điện mặt trời đang được cảnh báo gây khó cho ngành điện khi hệ thống lưới điện truyền tải không phát triển kịp. Tại cuộc họp trực tuyến Chính phủ ngày 4/7/2019, ông Lưu Xuân Vĩnh - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, phản ánh một số dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn phải cắt giảm công suất theo yêu cầu của Trung tâm Điều độ điện Quốc gia (A0).

Cơ quan này cảnh báo nếu không có biện pháp giải quyết, đến năm 2020 tình hình ngày càng trầm trọng hơn. Và khi đó, nguy cơ sự cố, rã lưới điện rất cao.

Hiệp hội Điện gió Bình Thuận (BTWEA) cũng phản ứng bằng cách "cầu cứu" Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, vì bị ép cắt giảm công suất phát điện từ 38-64% công suất với các dự án điện mặt trời mới hòa lưới. Nguyên nhân là hệ thống lưới truyền tải không đảm bảo.

Theo quy hoạch điện 7 điều chỉnh, đến 2020 cả nước mới có 850MW năng lượng mặt trời, nhưng cuối tháng 6 đã có 4.500MW đóng điện. Đến 2020 dự kiến có tới 11.900 MW điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch.



chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.