Hàng nghìn kg sụn và chân gà ‘bẩn’ được phát hiện ở Đà Nẵng và vùng lân cận

Chân gà, sụn gà trở thành “đặc sản” ở các quán nhậu. Ít ai biết rằng, các loại thức ăn này không rõ nguồn gốc, hôi thối, có nguy cơ gây ung thư cao được “phù phép” đưa lên bàn nhậu. 
hang nghin kg sun va chan ga ban duoc phat hien o da nang va vung lan can “Hung thần” vẫn ám ảnh người Đà Nẵng
hang nghin kg sun va chan ga ban duoc phat hien o da nang va vung lan can Vụ moi trộm cát Cửa Đại: Không xử lý hình sự
hang nghin kg sun va chan ga ban duoc phat hien o da nang va vung lan can Thanh tra Chính phủ nói gì vụ tài sản của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ?

Phát hiện hàng nghìn kg sụn và chân gà "bẩn"

Đà Nẵng là thành phố du lịch, số lượng người đến tham quan khá đông nên các quán ăn, nhà hàng phát triển.

Chừng ba năm trước, thương lái chuyển chân, đuôi gia súc từ Lào về Việt Nam thông qua cửa khẩu Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) rồi chuyển vào TP Đà Nẵng khá phổ biến. Tuy nhiên, cơ quan chức năng bắt giữ nhiều, “làm mạnh tay” nên tình trạng này đã giảm dần.

Sau khoảng thời gian dài im ắng, gần đây, tình hình buôn lậu thực phẩm không nguồn gốc lại “nóng” trở lại.

hang nghin kg sun va chan ga ban duoc phat hien o da nang va vung lan can
Số sụn gà bị bắt giữ vào ngày 10/4. Ảnh: Duy Ca

Chiều 10/4, Phòng Cảnh sát Môi trường – Công an Đà Nẵng kiểm tra một chiếc xe tải khi đang lưu thông trên đường Hoàng Văn Thái (quận Liên Chiểu), do tài xế Phạm Thanh Hoàng (SN 1975, quận Cẩm Lệ) điều khiển, phát hiện trên xe có chở 600kg sụn gà. Số sụn này được đựng trong bọc ni lông và đóng thùng các tông khá kĩ lưỡng.

Trên bọc ni lông có dòng chữ nước ngoài, không có tên nhãn phụ ghi bằng tiếng Việt. Bao bì cũng không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khi yêu cầu, tài xế Hoàng không xuất trình được giấy tờ, hóa đơn hợp pháp về số sụn gà này. Tài xế khai, số hàng này được một người không rõ lai lịch thuê chở từ tỉnh Thừa Thiên - Huế vào TP Đà Nẵng tiêu thụ.

Trước đó, ngày 31/3, lực lượng Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo phát hiện bốn người lái xe ôm không biển kiểm soát chạy theo đường mòn khe đá, phía nam cửa khẩu Lao Bảo chở theo bốn thùng xốp chứa 400kg sụn gà bốc mùi hôi.

Vào ngày 27/3, lực lượng Biên phòng cũng phát hiện một chiếc ô tô chở 9 thùng xốp chứa 700kg sụn gà. Cách đó một tuần, cơ quan chức năng cũng bắt giữ 5 thùng xốp chứa 300kg chân gà bốc mùi hôi thối.

Tất cả những người chở chân gà này đều không có hóa đơn, chứng từ. Họ cho biết, nhập khẩu sụn gà từ Lào về tiêu thụ tại Việt Nam. Trong đó, thị trường tiêu thụ lớn nhất là TP Đà Nẵng.

Có thể gây ung thư

Dạo một vòng quanh các quán nhậu ở TP Đà Nẵng, chân gà và sụn gà được xem là một trong những món khoái khẩu. Trong đó, chân gà được chế biến thành nhiều loại khác nhau như nướng, bóp, luộc…

hang nghin kg sun va chan ga ban duoc phat hien o da nang va vung lan can
Chân gà là "đặc sản" ở các quán nhậu. Ảnh: Duy Ca

Một số nơi lại bán loại chân gà rút xương… Tại các quán nhậu ven đường, dành cho người thu nhập thấp, món chân gà và sụn gà được bán khá đắt.

Theo một chủ quán trên đường Nguyễn Sinh Sắc cho biết, chân gà đông lạnh được mua với giá 38.000 đồng đến 40.000 đồng. Sau đó, họ sẽ mang về ướp, tẩm gia vị. Khi gia vị thấm sẽ mang ra chế biến, trở thành “đặc sản” món nhậu. Ước chừng, mỗi kg chân gà thành phẩm được bán với giá gần 100.000 đồng.

Liên quan đến vấn đề này, Bác sĩ Võ Thị Hà Hoa, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh Viện C Đà Nẵng cho biết, sản phẩm thịt động vật, trong đó có sụn và chân gà dù không bị hư, không bị biến chất nhưng nếu không thông qua kiểm duyệt thú y thì cũng rất nguy hiểm. Bởi, có thể những sản phẩm này có nguồn gốc từ động vật bị bệnh… Do đó, người dân tuyệt đối không được sử dụng vì có thể gây nguy hại cho sức khỏe.

Đối với sản phẩm thịt động vật có kiểm dịch, nhưng bảo quản, vận chuyển không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khiến bị hư, bốc mùi, biến chất sẽ càng nguy hiểm hơn.

Lý do là vì thịt bị biến chất sẽ sinh ra những độc tố, nhiễm vi sinh, vi khuẩn đường ruột. Ngoài ra, trong quá trình chế biến loại "thịt bẩn" này, cơ sở chế biến có thể làm lây lan mầm bệnh, gây bệnh cho cộng đồng.

"Đối với thịt động vật, nếu đã bị hư, bốc mùi thì tuyệt đối không được dùng làm thức ăn. Khi đó, thịt chỉ được làm phân bón. Thịt động vật khi đã bị hư, hôi thối, protein sẽ bị phân hủy, sản sinh ra nhiều độc tố. Thức ăn chế biến từ loại thịt này không những không có chất dinh dưỡng mà còn rất độc hại, nguy cơ gây ung thư cao khi sử dụng", bà Hoa nói.

chọn