Sau một ngày nhận thông báo của UBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), nhiều giáo viên cho biết mình chính thức bị thất nghiệp.
"Trước đó, UBND huyện không làm hợp đồng lại, chúng tôi vẫn nghĩ tìm mọi cách để được đi dạy nhưng giờ coi như hết. Sau mấy năm cống hiến, hàng trăm giáo viên như tôi phải thất nghiệp, làm đủ việc để kiếm sống”, cô T.T.T. (trường tiểu học Hòa Tiến, xã Hòa Tiến) nói với Zing.vn.
Thầy Nguyễn Tuấn Anh - giáo viên tin học trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai - cho biết ngày 23/7/2015, ông Nguyễn Sỹ Kỷ (thời điểm này là chủ tịch UBND huyện Krông Pắk) có quyết định ký hợp đồng lao động với mình. Thời điểm đó, thầy Tuấn Anh được ký hợp đồng với lương bậc 1/9, hệ số 2,34 và giao về trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai.
Nhưng sau hai năm dạy hợp đồng, đến chiều 20/1/2017, nhà trường mời thầy Tuấn Anh và 21 giáo viên dạy hợp đồng khác lên yêu cầu ký lại hợp đồng thời vụ (từ tháng 2 đến tháng 7/2017), với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng/người. Trừ 32,5% tổng lương để đóng các loại bảo hiểm, mỗi người chỉ còn được nhận 1,0025 triệu đồng.
Các giáo viên kéo lên UBND huyện Krông Pắk cầu cứu sau khi nghe thông tin chấm dứt hợp đồng chiều 9/3. Ảnh: Minh Quý. |
"Với lương hơn 1 triệu đồng không nuôi nổi bản thân và gia đình, tôi cùng nhiều thầy cô buộc phải rời trường đi kiếm việc khác. Giờ chúng tôi không đi dạy nên ở nhà ai gọi gì cũng làm, một số phải xa quê cầu thực", thầy Tuấn Anh ngậm ngùi.
Tương tự, Cô T.T.T. (trường tiểu học Hòa Tiến, xã Hòa Tiến) cho hay năm 2014, cô được trường ký hợp đồng giảng dạy môn tiếng Anh. Toàn trường có 11 lớp phải học môn tiếng Anh, tuy nhiên chỉ mình cô là giáo viên dạy tiếng Anh. Thế nhưng, theo thông báo, cô vẫn phải chấm dứt hợp đồng để nhường cho các giáo viên trường khác vì dư thừa.
Cô T. đăng ký dự kỳ thi tuyển viên chức nhưng không được, vì quy định phải có bằng Sư phạm tiếng Anh, trong khi bằng cấp của cô chỉ là cử nhân tiếng Anh, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
"Quy định như ngành giáo dục giải thích có hiệu lực từ năm 2015, trong khi tôi được nhận vào trường trước đó. Mặt khác, nhiều giáo viên cũng bằng cấp như tôi vẫn được nhận vào dạy tại nhiều trường", cô T. thắc mắc.
Cô T. đã chuẩn bị nhiều câu hỏi, kiến nghị mong muốn được lãnh đạo huyện giải đáp. Tuy nhiên, chiều 9/3, UBND huyện chỉ thông báo chấm dứt hợp đồng rồi mời tất cả giáo viên ra về, không cho ý kiến.
"Còn vài ngày nữa là tròn 4 năm đứng trên bục giảng. Đùng một cái huyện thông báo chúng tôi mất việc. Hàng trăm giáo viên như tôi đã cống hiến tuổi thanh xuân đứng trên bục giảng. Bây giờ chúng tôi thất nghiệp, gia đình tôi, con cái tôi phải sống sao?" - cô T. bật khóc trước sân UBND huyện Krông Pắk.
Về việc ký tuyển dụng hơn 600 giáo viên hợp đồng dẫn đến dư thừa, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã chỉ đạo UBKT tỉnh kiểm tra và có những kết luận về sai phạm.
Theo đó, ông Nguyễn Sỹ Kỷ (phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND huyện Krông Pắk giai đoạn 2011-2016) được xác định đã ký tuyển dụng, chỉ đạo ký tuyển dụng hơn 400 trường hợp. Từ những sai phạm trên, ông Kỷ bị kỷ luật cảnh cáo.
Đến nhiệm kỳ ông Y Suôn Byă (Chủ tịch UBND huyện đương nhiệm, nhiệm kỳ 2016-2021) tiếp tục ký tuyển hơn 100 trường hợp. Tỉnh ủy Đắk Lắk cũng đã cho kiểm tra và chỉ ra những sai phạm nhưng đến nay chưa có kết luận kỷ luật.
Các giáo viên "vay" phó chủ tịch UBND huyện chiều 9/3 sau khi nhận thông báo. Ảnh: Minh Quý. |
Về giải pháp xử lý số giáo viên, lãnh đạo trường học tuyển dụng, bổ nhiệm dư thừa, UBND huyện Krông Pắk từng có đề án trình lên cấp trên, xin không tuyển mới giáo viên, bổ nhiệm lãnh đạo trường.
Thay vào đó, sẽ "đôn" cấp phó ở các trường học lên làm lãnh đạo khi có người về hưu; luân chuyển từ trường thừa sang trường thiếu, tổ chức thi tuyển biên chế từ nguồn tuyển dụng dư thừa. Theo đề án, đến cuối năm 2019 sẽ cơ bản giải quyết được nguồn dư thừa này.
Tuy nhiên, ngày 9/3, UBND huyện này lại tổ chức họp thông báo chấm dứt hợp đồng, khiến hàng trăm giáo viên bức xúc.
Trao đổi với Zing.vn, bà Ngô Thị Minh Trinh - Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk - cho biết khoảng 600 giáo viên hợp đồng được chia làm hai loại là giáo viên không có vị trí để xét tuyển (có 200 người); giáo viên có vị trí xét tuyển khoảng 400 người nhưng chỉ tiêu biên chế chỉ 83 người.
Theo đó, trong tổng số hơn 600 giáo viên dôi dư sẽ tuyển 83 người còn lại sẽ bị chấm dứt hợp đồng.
"Hai năm gần đây, huyện đã xin nhiều giải pháp để tuyển dụng những người đã tuyển ngoài biên chế. Tuy nhiên, tinh thần chỉ đạo từ trên và các quy định hiện hành không cho phép, bởi ngay cả những người có biên chế còn bị tinh giản, huống chi là giáo viên hợp đồng", bà Trinh nói.
Bộ Giáo dục - Đào tạo tuyển sinh 15 suất học bổng học tại Belarus năm 2018
Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa công bố thông tin tuyển sinh 15 suất học bổng Chính phủ Cộng hòa Belarus cấp cho Việt ... |
Hàng chục nghìn văn bằng quốc tế không được công nhận tại Việt Nam
Hàng chục nghìn văn bằng quốc tế không được Việt Nam công nhận dù người học phải bỏ chi phí rất lớn. |
Đổi mới chương trình, SGK: Ngành Giáo dục không thể “đi một mình”
Cần làm rõ một số vấn đề còn băn khoăn từ dư luận; lường trước tính cục bộ địa phương khi triển khai nhiều bộ ... |
Đô thị 06:50 | 08/10/2019
Đô thị 12:52 | 06/10/2019
Đô thị 20:27 | 04/10/2019
Đô thị 12:18 | 04/10/2019
Du lịch 16:47 | 18/09/2019
Đô thị 14:50 | 24/08/2019
Thời sự 09:25 | 13/06/2019
Tiêu dùng 18:22 | 04/06/2019