Trong 10 năm từ 2005-2015, đã huy động được 45 tỷ USD, trong đó cho vay lại 15 tỷ USD |
Trao đổi với báo chí, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, trong Luật Quản lý nợ công 2009 có những hình thức cho vay như: cho vay đến dự án thông qua các ngân hàng là trung gian làm dịch vụ được cơ quan uỷ quyền.
Cho vay theo chương trình, tức là Nhà nước huy động về và cho vay lại các ngân hàng để ngân hàng cho vay đến người sử dụng cuối cùng là dự án.
Tại Luật Quản lý nợ công 2009, chúng ta đặt ra cho vay theo chương trình vì hầu hết huy động vốn vay ODA với điều kiện dài, lãi suất thấp qua hệ thống ngân hàng cho các dự án của nền kinh tế được hưởng ưu đãi nhất định hoặc tạo cơ hội các dự án tiếp cận ngồn vốn.
Tuy nhiên, ông Long cho biết, hiện nay Việt Nam đã tốt nghiệp IDA và các khoản vay đều tiến sát thị trường, nên ở chừng mực nào đó trong các khoản vay lãi suất thả nổi thì trong dài hạn chúng ta không thể nói rằng ưu đãi là vĩnh viễn.
Như vậy khả năng nhà nước lo cho toàn bộ nền kinh tế thông qua cung cấp vốn cho các tổ chức tín dụng sẽ khó khăn.
"Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay cũng đã hội nhập sâu rộng, như vậy đã cởi mở các khu vực dịch vụ tài chính trong đó có khu vực ngân hàng, nếu tiếp tục cung cấp nguồn vốn từ phía nhà nước cho các ngân hàng thương mại trong nước để các ngân hàng cho vay theo thị trường sẽ tạo tạo xung đột với các quy định, và ra tạo ra sự bất bình đẳng với các ngân hàng trong nước và nước ngoài", ông nói.
Theo đại diện Bộ Tài chính, trong luật quản lý nợ công 2009 và Nghị định 78/2010/NĐ-CP của Chính phủ cũng có quy định cho vay lại.
Tuy nhiên quy định cho vay lại với các tổ chức, các dự án thông qua ngân hàng, chủ yếu thực hiện theo hình thức nhà nước chịu rủi ro.
"Theo thống kê, trong 10 năm từ 2005-2015, đã huy động được 45 tỷ USD, trong đó cho vay lại 15 tỷ USD, 30 tỷ USD là cấp phát.
Con số 15 tỷ USD này gần như là nhà nước chịu rủi ro tín dụng. Chúng ta cho vay bằng đồng ngoại tệ thì cơ bản chúng ta có thể trả nợ bằng tiền Việt Nam và nhà nước chịu rủi ro tỷ giá.
Thời điểm đó, các ngân hàng làm nhiệm vụ uỷ quyền chỉ mỗi việc giải ngân, ngân hàng thu nợ và được hưởng phí nhưng lại không chịu rủi ro", ông Long cho hay.
Do đó, tại Luật Quản lý nợ công 2017 siết chặt hơn việc cho vay lại. Theo đó, phân loại ra theo hướng nhà nước chỉ chịu rủi ro đối với các đối tượng chương trình cần ưu tiên của Chính phủ. Việc cho vay này thông qua hệ thống ngân hàng chính sách của nhà nước.
Còn với ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện theo nguyên tắc thị trường, tức là cho vay và yêu cầu các ngân hàng phải chịu rủi ro.
Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng ứng xử với các dự án giống như nguồn của ngân hàng huy động đem cho vay.
NHTM có quyền giải ngân, kiểm soát các khoản giải ngân, tài sản đảm bảo, quyền trích các khoản nợ, các dự phòng rủi ro và ứng xử như các khoản của ngân hàng.
Đồng thời, các điều kiện liên quan đến tín dụng từ đánh giá, thẩm định dự án ban đầu, đến giải ngân, thu nợ, kiểm soát tài sản đảm bảo, xử lý rủi ro dự án thì NHTM trực tiếp giải ngân khoản vay đó thì có quyền thực hiện, tức là sẽ tiến sát hơn với các nguyên tắc tín dụng để đến lúc nào đó khi chúng ta không còn khoản vay ưu đãi nữa, sẽ chuyển hoàn toàn sang khoản vay thị trường, khi đó ngân hàng ứng xử với các dự án này cũng như các nguyên tắc tín dụng bình thường.
Cụ bà ăn xin có 25 tỷ gửi ngân hàng: Khối tiền khổng lồ, đại gia cũng giật mình
Nhiều người ngỡ ngàng khi biết có những ông bà già ăn mặc rách rưới, chuyên đi ăn xin, sống một cuộc đời nghèo khổ ... |
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm bị người tiêu dùng khiếu nại nhiều nhất
Hà Nội và TP HCM là 2 thành phố có nhiều phản ánh, khiếu nại nhất về vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. |
Các ngân hàng liên tục cảnh báo người dùng thẻ ATM
Trước tình trạng tội phạm thẻ ngày càng tinh vi, sử dụng nhiều chiêu trò, thủ đoạn mới để đánh cắp thông tin và tài ... |