Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết một số mặt hàng của Việt Nam có nguy cơ bị tăng thuế nhập khẩu vào châu Âu do cơ chế tự vệ ngưỡng.
Cơ chế tự vệ ngưỡng là cơ chế cho cho phép Liên minh kinh tế Á - ÂU (EAEU) có quyền điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu từ 0% lên mức thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) trong khoảng thời gian 6 tháng hoặc 9 tháng trong trường hợp khối lượng nhập khẩu các mặt hàng từ Việt Nam trong một năm vượt ngưỡng khối lượng được quy định.
Cụ thể, một số mặt hàng dệt may, giày dép và đồ nội thất nhập khẩu từ Việt Nam qua EU hiện hưởng thuế suất 0% nhưng chịu điều chỉnh của cơ chế tự vệ ngưỡng này.
Hàng Việt Nam nhập khẩu vào châu Âu có nguy cơ bị tăng thuế (Ảnh minh họa) |
Để cảnh báo khả năng xuất khẩu vượt ngưỡng và có nguy cơ bị EAEU tăng thuế nhập khẩu lên mức thuế MFN, hàng tháng Cục Phòng vệ thương mại sẽ công bố số liệu xuất khẩu sang EAEU nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và các cơ quan chức năng theo dõi tình hình xuất khẩu các mặt hàng chịu sự điều chỉnh của cơ chế tự vệ ngưỡng và có biện pháp kiềm chế phù hợp.
Theo số liệu cập nhật đến tháng 6/2018, hiện tại có một số mặt hàng thuộc đối tượng điều chỉnh của cơ chế tự vệ ngưỡng từ Việt Nam sang EAEU (từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2018) như áo khoác, áo sơmi nam, áo sơmi, áo blouse, bộ comple, áo jacket và blazer, quần dài, quần áo lót, quần áo trẻ em…
Trong đó, hai nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là quần áo lót và quần áo trẻ em đang bị EAEU áp dụng cơ chế tự vệ ngưỡng trong năm 2018. Chưa có nhóm mặt hàng nào có nguy cơ bị áp dụng cơ chế tự vệ ngưỡng trong năm 2019.
Điều 2.10 của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (Việt Nam - EAEU FTA) quy định về cơ chế phòng vệ ngưỡng (trigger mechanism) đối với một số mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam như áo sơmi, váy, quần áo trẻ em, áo len, áo khoác, đồ lót và đồ gỗ. Theo cơ chế này, khi hàng nhập khẩu từ Việt Nam đạt đến một mức ngưỡng nhất định (nêu tại Phụ lục 2 của hiệp định), phía liên minh sẽ tiến hành xác minh việc hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có ảnh hưởng tới ngành hàng trong nước hay không. Trong trường hợp phát hiện việc nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam ảnh hưởng tới sản xuất nội địa, phía liên minh sẽ có thông báo chính thức về việc tạm ngừng áp dụng thuế suất ưu đãi và áp dụng mức thuế tối huệ quốc (MFN) cho mặt hàng cụ thể đó trong khoảng thời gian không quá sáu tháng và có thể gia hạn thêm ba tháng. |
Các tuyến đường sắt đô thị hiện nay đội vốn lên hơn 132 tỷ đồng
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính Phủ về việc tình trạng các dự án đường sắt đô thị ... |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo: Vay vốn Trung Quốc 'cần xem xét và cân nhắc'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có báo cáo Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn viện trợ không hoàn ... |
Lãi suất ODA Trung Quốc cao gấp rưỡi và kém ưu đãi hơn so với các nước khác
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính Phủ về việc điều chỉnh định hướng nguồn vốn vay ưu đãi ... |
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Phía trên tàu đã chạy thử, phía dưới vẫn lổn nhổn vật liệu
Mặc dù mới đây tàu đã được chạy thử, nhưng theo ghi nhận tại các nhà ga, lối lên xuống của tuyến đường sắt Cát ... |