Hé lộ nguyên nhân Việt phủ Thành Chương không có trong kết luận thanh tra của Hà Nội mới công bố

Liên quan đến trường hợp Việt phủ Thành Chương nằm trên địa bàn xã Hiền Ninh, kết luận thanh tra không có đề cập cụ thể nào đến công trình này là do thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Hé lộ nguyên nhân Việt phủ Thành Chương không có trong kết luận thanh tra của Hà Nội mới công bố - Ảnh 1.

Công trình vi phạm, xây dựng kiên cố tại hồ Đồng Đò (xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn).

Về nguồn gốc đất của Việt phủ Thành Chương đã có kết luật của Thanh tra Chính phủ năm 2006 đã xác định là đất quy hoạch rừng đặc dụng và việc xử lý công trình vi phạm này sẽ thực hiện theo kết luận thanh tra trên.

"Tại Kết luận số 754/TTCP ngày 17/4/2006 của Thanh tra Chính phủ kết luận về đất rừng huyện Sóc Sơn đã nêu rõ khu đất Phủ Thành Chương có nguồn gốc là đất quy hoạch rừng đặc dụng, trước đây HTX giao cho ông Lưu Văn Sỹ quản lý bằng sổ lâm bạ", ông Nguyễn An Huy dẫn chứng.

Đến năm 2001, ông Lưu Văn Sỹ chuyển nhượng cho ông Nguyễn Thành Chương dưới dạng liên doanh, liên kết, có xác nhận của UBND xã Hiền Ninh, diện tích khoảng 8.342m2.

Sau khi nhận chuyển nhượng ông Nguyễn Thành Chương đã xây dựng không phép công trình kiên cố trên đất.

Từ khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2006 đến nay, tại khu đất của ông Chương không phát sinh việc xây dựng công trình mới.

Theo bản đồ quy hoạch rừng năm 2008 tỷ lệ 1/5000 xã Hiền Ninh thì toàn bộ diện tích 8.342 m2 đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.

Hé lộ nguyên nhân Việt phủ Thành Chương không có trong kết luận thanh tra của Hà Nội mới công bố - Ảnh 2.

Môt góc trong Việt phủ Thành Chương.

Hiện trạng khu đất Phủ Thành Chương được ông Nguyễn Thành Chương xây dựng 30 hạng mục công trình gồm: nhà ở, nhà trưng bày cổ vật, nhà ăn, tháp, giếng đá, ao, khu vệ sinh với tổng diện tích xây dựng 1.800m2; thời điểm xây dựng năm 2001.

"Đến nay vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng của Phủ Thành Chương, UBND huyện Sóc Sơn chưa xử lý. Thanh tra Thành phố kiến nghị tiếp tục thực hiện xử lý theo kết luận của Thanh tra Chính phủ", Chánh Thanh tra TP Hà Nội cho biết thêm.

Bên cạnh đó, theo số liệu báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn thì tháng 2/2017, UBND huyện đã thành lập Tổ công tác rà soát, thống kê các trường hợp xây dựng trên đất rừng, trong đó thống kê: 129 chủ sử dụng là các tổ chức, gia đình, cá nhân với tổng số 555 công trình xây dựng trên đất lâm nghiệp. UBND huyện đã xử lý 70/555 công trình vi phạm.

Tuy nhiên, Đoàn thanh tra liên ngành thành phố đã ghi nhận và xác định tại 2 xã Minh Trí, Minh Phú có 688 trường hợp xây dựng công trình trên đất nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ; tại địa phương được thanh tra còn lại có 1.025 trường hợp xây dựng công trình, nhà ở nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ.

Trước đó, Thanh tra thành phố Hà Nội vừa có Thông báo kết luận thanh tra số 1183/TBKL-TTLN-P3 thanh tra việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 8 xã và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.

Theo đó, để xảy ra vi phạm về công tác quản lý quy hoạch, trách nhiệm thuộc về UBND các xã, Phòng Quản lý đô thị huyện, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện, Phòng TN&MT huyện và UBND huyện Sóc Sơn (giai đoạn từ năm 2012 đến nay).

Thanh tra thành phố đề nghị UBND thành phố Hà Nội cho phép chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội đối với những vi phạm trong việc chứng thực, xác nhận mua bán, chuyển nhượng đất dẫn đến việc xây dựng công trình vi phạm trong quy hoạch rừng năm 2008 để xử lý nghiêm theo quy định.

Biệt thự của Mỹ Linh tại Sóc Sơn vi phạm ra sao?Biệt thự của Mỹ Linh tại Sóc Sơn vi phạm ra sao? Kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn "quên" Việt phủ Thành Chương?Kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn 'quên' Việt phủ Thành Chương? Xin lùi báo cáo kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn đến trước 15/3Xin lùi báo cáo kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn đến trước 15/3
chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...