Heo chết trôi nổi trong hồ ở Khánh Hòa: Vứt xác vật nuôi ra môi trường sẽ bị phạt nặng

“Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường...” là một trong những hành vi bị cấm đã được quy định tại khoản 7 Điều 13 Luật Thú y 2015.

Ngày 4/3, ông Lê Ngọc Tú – Trạm trưởng trạm chăn nuôi và thú ý huyện Cam Lâm cho biết, cơ quan chức năng phát hiện 18 xác heo chết đang phân hủy mạnh tại khu vực hồ chứa nước Suối Dầu, xã Suối Tân và 20 con khác tại kênh chứa nước phục vụ tưới tiêu thuộc xã Cam Hiệp Bắc.

Theo quan sát, trên thân một số heo chết có vết sơn màu đỏ, trọng lượng từ 50 – 70kg/con, gần đến thời điểm xuất bán. Ngay khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng đã đến xác minh và tiêu hủy xác heo theo đúng quy định.

"Các ngành chức năng tiếp tục thành lập đoàn kiểm tra ở các trang trại nuôi heo tại các xã Suối Cát, Suối Tân, Cam Tân, Cam Hòa và Cam Hiệp Bắc. Đồng thời, khuyến cáo người dân nên khi phát hiện heo bệnh cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý", ông Tú thông tin.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Cam Lâm có trên 92.000 con heo, bao gồm nuôi cả hộ dân và các trang trại của doanh nghiệp.

Heo chết trôi nổi trong hồ ở Khánh Hòa: Vứt xác vật nuôi ra môi trường sẽ bị phạt nặng - Ảnh 1.

Heo chết thả đầy hồ Suối Dầu. (Ảnh: Người lao động).

Hành vi vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết ra môi trường bị xử lý như thế nào?

Hành vi vứt xác động vật gây ô nhiễm môi trường là một trong những hành vi bị cấm theo quy định tạiLuật thú y 2015. Cụ thể:

"Điều 13. Những hành vi bị nghiêm cấm

...

7. Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường..."

Như vậy, việc bỏ xác động vật không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người là hành vi cấm trong quy định tại Luật Thú y 2015.

Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;

+ Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;

+ Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;

+ Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;

+ Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;

+ Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.

- Phạt tiền từ một triệu đồng đến hai triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;

+ Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;

+ Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;

+ Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này;

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.

Trường hợp này thuộc điểm d) Khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nên các hộ dân vứt xác động vật vào nhà chứa rác thải sẽ bị phạt tiền từ một triệu đồng đến hai triệu đồng đồng.

Căn cứ vào Điều 67 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì ở đây Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ có quyền xử phạt các hộ dân trên.

Ngoài ra, theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.

Đáng chú ý, Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật.

Trong đó, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời cho UBND cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện và biết động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm.

Phạt tiền từ 5-6 triệu đồng đối với một trong các hành vi: vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường; buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm.

Hành vi sử dụng thuốc thú y trong danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam để phòng bệnh cho động vật sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng.

Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt với hành vi vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật. Cụ thể, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

Phạt tiền từ 3-4 triệu đồng đối với một trong các hành vi: khai báo không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy với mục đích trục lợi; khai báo không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi; cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh động vật cho UBND cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc nhân viên thú y cấp xã.

Vận chuyển động vật mẫn cảm với dịch bệnh đã công bố và sản phẩm của chúng qua vùng có dịch bệnh động vật mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền nơi có dịch sẽ bị phạt từ 5-6 triệu đồng.

Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với một trong các hành vi: tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật; không chấp hành biện pháp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, động vật có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm của động vật mang mầm bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang được công bố ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền sẽ bị phạt từ 15-20 triệu đồng.

Thủ tướng: ‘Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để dịch tả lợn châu Phi lây lan’Thủ tướng: ‘Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để dịch tả lợn châu Phi lây lan’ Thủ tướng: "Chống dịch tả lợn như chống giặc"Thủ tướng: 'Chống dịch tả lợn như chống giặc' Dịch tả lợn châu Phi lan rộng: Vào ổ dịch đầu tiên tại Hà NộiDịch tả lợn châu Phi lan rộng: Vào ổ dịch đầu tiên tại Hà Nội
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.