Theo đó, HoREA đã có những kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để xem xét một số đề xuất sửa đổi, bổ sung.
HoREA cho biết, tại Khoản 1 Điều 26 Luật Nhà ở 2014 chỉ quy định trách nhiệm chủ đầu tư phải "Thực hiện dự án theo đúng quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng" là chưa đủ, vì trên thực tế hầu hết chủ đầu tư cũng là một chủ sở hữu lớn nhất của nhà chung cư sau khi đưa vào sử dụng.
Sau vụ cháy chung cư Carina Plaza, Hiệp hội Bất động sản TP HCM đã có những kiến nghị đến Thủ tướng. Ảnh: Văn Dũng |
Vì vậy, HoREA đã kiến nghị Thủ tướng sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản để quy định cụ thể hơn nữa trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác đảm bảo an toàn về cháy nổ nhà chung cư. Đồng thời, phải công khai các chung cư không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), hoặc không mua bảo hiểm bắt buộc.
Bên cạnh đó, HoREA tiếp tục kiến nghị sửa đổi, bổ sung, Luật Kinh doanh Bất động sản quy định chủ đầu tư sau khi nghiệm thu công trình chung cư thì phải thông báo cho Sở Xây dựng để kiểm tra, nếu đạt chuẩn thì Sở Xây dựng ban hành văn bản xác nhận công trình đủ điều kiện đưa vào sử dụng mới được bàn giao nhà cho dân vào ở (thời gian làm thủ tục hành chính này không quá 10 ngày làm việc).
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA). Ảnh: Văn Dũng |
Ngoài ra, Hiệp hội Bất động sản TP HCM còn kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành "Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng mới và bổ sung quy định khu vực để xe phải tách biệt với khu ở để giảm thiểu nguy cơ cháy và sửa đổi, bổ sung "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình theo hướng nghiêm ngặt hơn, có tính đến thực tế nhiều chung cư trên 30 tầng hiện nay.
Theo HoREA, Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng 2014 về thẩm định thiết kế công trình trên thực tế đã có mặt hạn chế vì đã tách "Quy trình cấp giấy phép xây dựng" thành 3 quy trình - thủ tục hành chính gồm, Quy trình cấp giấy phép xây dựng, Quy trình thẩm định thiết kế cơ sở, Quy trình thẩm định thiết kế kỹ thuật.
Các quy trình này chưa liên thông giữa Bộ Xây dựng, Bộ Công an (thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy), Bộ Quốc phòng (thỏa thuận cao độ tĩnh không), mà lẽ ra phải được quy định trong "01 quy trình - thủ tục hành chính: Quy trình cấp giấy phép xây dựng", kể cả cơ chế hiện nay về phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật chưa hợp lý.
Chính vì vậy, HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 78 Luật Xây dựng 2014: "Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng" theo hướng phân cấp và giao quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật) và cấp giấy phép xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn có chiều cao tối đa không quá 120m (khoảng 35 tầng), trừ trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có yêu cầu thì Bộ Xây dựng thực hiện thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng và cấp giấy phép xây dựng đối với công trình này, kết hợp với chỉnh trang đô thị được tiến hành thuận lợi, đảm bảo quyền lợi người dân.
Chủ đầu tư Carina Plaza bị yêu cầu dừng việc sửa chữa chung cư, giữ nguyên hiện trường vụ cháy |